Danh sách câu hỏi

Có 1,861 câu hỏi trên 47 trang

Bàn về hình tượng sông Hương trong bài kí Ai đã đặt tên cho dòng sông của Hoàng Phủ Ngọc Tường có ý kiến cho rằng “Sông Hương mang một vẻ đẹp đầy nữ tính và rất mực đa tình”. Hãy bình luận ý kiến trên qua việc phân tích đoạn trích dưới đây.

            ...Phải nhiều thế kỷ qua đi, người tình mong đợi mới đến đánh thức người gái đẹp nằm ngủ mơ màng giữa cánh đồng Châu Hóa đầy hoa dại. Nhưng ngay từ đầu vừa ra khỏi vùng núi, Sông Hương đã chuyển dòng một cách liên tục, vòng những khúc quanh đột ngột, uốn mình theo những đường cong thật mềm, như một cuộc tìm kiếm có ý thức để đi tới nơi gặp thành phố tương lai của nó. Từ ngã ba Tuần, Sông Hương theo hướng nam - bắc qua điện Hòn Chén, vấp Ngọc Trản, nó chuyển sang hướng tây - bắc vòng qua thềm đất bài Nguyệt Biều, Lương Quán rồi đột ngột vẽ một hình cung thật tròn về phía đông – bắc, ôm lấy chân đồi Thiên Mụ, xuôi dần về Huế. Từ Tuần về đây, sông Hương vẫn đi trong dư vang của Trường Sơn, vượt qua một lòng vực sâu dưới chân núi Ngọc Trản để sắc nước trở nên xanh thẳm, và từ đó nó trôi đi giữa hai dãy đồi sừng sững như thành quách, với những điểm cao đột khởi như Vọng Cảnh, Tam Thai, Lựu Bảo mà từ đó, người ta luôn nhìn thấy dòng sông mềm như tấm lụa, với những chiếc thuyền xuôi ngược chỉ bé vừa bằng con thoi. Những ngọn đồi này tạo nên những mảng phản quang nhiều màu sắc trên nền trời tây nam thành phố, “sớm xanh, trưa vàng, chiều tím” như người Huế thường miêu tả. Giữa đám quần sơn lô xô ấy, là giấc ngủ nghìn năm của những vua chúa được phong kín trong lòng những rừng thông u tịch, là niềm kiêu hãnh âm u của những lăng tẩm đồ sộ tỏa lan khắp cả một vùng thượng lưu “bốn bề núi phủ mây phong – mảnh trăng thiên cổ bóng tùng vạn niên”. Đó là vẻ đẹp trầm mặc nhất của sông Hương, như triết lý, như cổ thi, kéo dài mãi đến lúc mặt nước phẳng lặng của nó gặp tiếng chuông chùa Thiên Mụ ngân nga tận bờ bên kia, giữa những xóm làng bát ngát tiếng gà…

I. ĐỌC HIỂU (3 điểm)

                                           Đọc đoạn thơ sau và thực hiện các yêu cầu:

                                           Vàng bạc uy quyền không làm ra chân lí

                                           Óc nghĩ suy không thể mượn vay

                                           Bạch Đằng xưa, Cửu Long nay

                                           Tắm gội lòng ta chẳng bao giờ cạn.

                                           Ta tin ở sức mình, vô hạn

                                           Như ta tin ở tuổi 25

                                           Của chúng ta là tuần trăng rằm

                                           Dám khám phá, bay cao, tự tay mình bẻ lái.

                                           Ta tin ở loài người thúc nhanh thời đại

                                           Những sông Thương bên đục, bên trong

                                           Chảy về xuôi, càng đẹp xanh dòng

                                           Lịch sử vẫn một sông Hồng vĩ đại...

(Trích Tuổi 25 của Tố Hữu, sách Tố Hữu Từ ấy và Việt Bắc, NXB văn học, tr332)

Xác định phương thức biểu đạt chính của văn bản trên?

  1. ĐỌC HIỂU (3 điểm)

Đọc văn bản sau và trả lời các câu hỏi:

(1) Sức mạnh cơ bắp của mỗi người là có hạn, nhưng ở người có ý chí sắt đá thì nghị lực là vô hạn. Vì vậy đừng bao giờ đảnh mất niềm tin vào năng lực thật sự của bản thân mình. Với người có ý chí kiên cường thì nghịch cảnh khiến cho họ thông minh hơn, mạnh mẽ hơn. Không có giới hạn nào ngăn được ỷ chí con người. Những điều kỳ diệu xuất phát từ dám ước mơ táo bạo và kiên tâm biến ước mơ đó thành hiện thực. Ý chí và quyết tâm mạnh mẽ giúp con người vượt lên trên hoàn cảnh để đạt được thành công. Đối với người có ý chí mạnh mẽ, khi rơi vào nghịch cảnh ngăn bước tiến, họ sẽ tìm hướng đi mới.

(2) Nếu cuộc sổng bình dị làm cho người ta cảm thấy tẻ nhạt, thì ý chí vượt qua sóng gió mang lại niềm vui và ý nghĩa chân chính của cuộc đời. Khỉ đối diện với khó khăn thách thức, họ tìm mọi cách để vượt qua chứ không tìm đường thoái lui. Thành công luôn đón chờ những con người kiên trì và quyết tâm theo đuổi đến cùng mục tiêu đã chọn. Cựu thủ tướng Anh Benjamin Disraeli quan niệm: “Khi con người sống cùng mục tiêu của mình thì sớm muộn cũng sẽ đạt được mục tiêu đó, không có trở ngại nào có thể ngăn cản ý chí và lòng quyết tâm của con người”. Đằng sau mỗi thành công vượt trội là những bài học về sự bền gan vững chí trước những thử thách và cái giá có thể phải trả. Và rồi thành công không phụ lòng những người có ý chí kiên cường và không nản lòng trước những cái giả phải trả trên bước đường thực hiện mục tiêu của mình.

(Theo: http://tamsang.com)

Phong cách ngôn ngữ được sử dụng trong văn bản?

I. ĐỌC HIỂU (3 điểm)

Đọc đoạn trích sau đây và trả lời các câu hỏi từ Câu 1 đến Câu 4:

(1) Hôm rồi tôi có dịp ghé nhà một ông tá hải quân cùng quê chơi. Ông hiện phụ trách quân lực của cả một vùng. Ông vừa cất xong ngôi nhà (biệt thự thì đúng hơn) và săm xe hơi mới. Bước vào phòng khách ngôi nhà, ập vào mắt tôi chính là chiếc tủ rượu hoành tráng được gắn sát chiếm diện tích gần nửa bức tường chính diện. Thôi thì đủ thương hiệu rượu danh tiếng: từ Chivas, Hennessy, Napoleon, Johnnie Walker cho tới Vodka xịn tận bên Nga... được gia chủ bày khá ngay ngan trên kệ. Ông đi giới thiệu cho chúng tôi xuất xứ từng chai rượu: chai này thằng bạn đi nước ngoài về tặng, chai kia đồng nghiệp cho, chai nọ do cấp dưới biếu với giọng khá hào hứng cũng như thể hiện sự am hiểu về rượu ngoại....

… (2) Câu chuyện thứ hai tôi muốn đề cập với các bạn thói quen đọc sách của người Do Thái. “Trong mỗi gia đình Do Thái luôn luôn có 1 tủ sách được truyền từ đời này sang đời khác. Tủ sách phải được đặt ở vị trí đầu giường để trẻ nhỏ dễ nhìn, dễ thấy từ khi còn nằm nôi. Để sách hấp dẫn trẻ, phụ huynh Do Thái thường nhỏ nước hoa lên sách để tạo mùi hương cho các em chú ý.” Tác giả Nguyễn Hương trong bài “Người Việt ít đọc sách: cần những chính sách để thay đối toàn diện” (đăng trên trang tin điện tử Cinet.com của Bộ VH-TT-DL) kể với chúng ta như vậy.

… (3) Câu chuyên về cải “tủ rượu” của ông tá hải quân trong câu chuyện đầu bài và cái “tủ sách” của người Do Thái, hay câu chuyện “văn hóa đọc” của người Việt Nam có mối liên hệ chặt chẽ với khoảng cách phát triển hiện tại giữa chúng ta với thế giới. Để đất nước và con người Việt Nam phát triển về mọi mặt, bền vững, việc đầu tiên là phải làm sao để “văn hóa đọc” của người Việt lan tỏa và thăng hoa, tạo thói quen đọc sách và yêu sách. Muốn phát triển như Âu – Mỹ, Nhật hay người Do Thái, trước hết phải học hỏi văn hóa đọc từ họ. Phải làm sao nhà nhà đều có “tủ sách” để tự hào và gieo hạt, chứ không phải là “tủ rượu” để khoe mẽ vật chất và phô trương cái tư duy trọc phú. Mọi thay đổi phải bắt đầu từ thế hệ trẻ.

(Dẫn theo vanhoagiaoduc.vn)

Đặt nhan đề cho đoạn trích, đồng thời chỉ ra phương thức lập luận chính của đoạn trích?

  1. ĐỌC HIỂU (3 điểm)

Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu:

Khi người khác nói, chúng ta có cái kiểu nghe đạỉ loại theo bốn cách: kiểu phớt lờ họ, chăng chú ý nghe gì cả; hoặc giả như có nghe, ầm ừ cho qua chuyện; hoặc nghe có chọn lọc, nghe từng phần nào đó của câu chuyện thôi; và nghe chăm chú, quan tâm và tập trung vào những gì họ đang nói. Nhưng mấy aỉ trong chúng ta có được trình độ nghe cao: nghe với lòng thấu cảm.

Khỉ chúng ta biết nghe với lòng thấu cảm, chủng ta không nghe theo cách “chủ động ” hoặc “ngờ vực” mà thực chất chẳng hơn gì cách nghe hờ hững, nghe có tính chất “xã giao”, có khi còn làm tổn thương đến “người được nghe” – kỉểu nghe để đối đáp, để khống chế, để toan tính.

Khi tôi nói tôi nghe với lòng thấu cảm, có nghĩa là tôi nghe với ý hướng để hiếu. Có nghĩa là tôi hiểu người khác trước, để hiểu được họ thực sự. [...] Đó là cách nghe đi vào lòng người. Cả hai nhìn thế giới theo cùng một cách nhìn và cùng hiểu nhau.

Thấu cảm khác với thương cảm. Thương cảm là một dạng của sự tán thành, một dạng của cách đánh giả và đôi khi là sự đáp ứng tình cảm có tính bao trùm, che chở. Con người lại thường ưa kiểu thương cảm này. Nó làm cho họ phụ thuộc. Còn việc lắng nghe với lòng thấu cảm không nhất thiết đòi sự tán thành; mà là việc bạn hiểu người đó đầy đủ, sâu xa với tất cả tình cảm và hiểu biết của bạn.

Lắng nghe với lòng thấu cảm vượt xa cả sự ghi nhận, hoặc đặt vấn đề, hay đơn thuần chỉ hiểu những gì họ nói ra thôi. Trên thực tế, theo các chuyên gia về giao tiếp thì trong những giao tiếp của chúng ta, chúng ta chỉ thể hiện 10% bằng lời nói, 30% khác là những âm động, còn tới 60% là ngôn ngữ của cơ thể. Trong việc lắng nghe có tính chất thấu cảm, chúng ta không chỉ nghe bằng tai mà còn nghe bằng mắt và bằng con tỉm. Bạn nghe để cảm nhận, nghe để tìm ra ý nghĩa. Bạn nghe để biết cách sống. Bạn vận dụng cả bán cầu phải và bán cầu trái của não. Bạn cảm nhận, bạn trực cảm, bạn cảm thấy.

Lắng nghe với lòng thấu cảm còn cho bạn một khả năng vì nó cung cấp cho bạn những dữ liệu chính xác để hành xử. Thay vì khư khư giữ lẩy những gì là của mình, xử sự với thực tại bên trong tâm trí của người khác, bạn đang lắng nghe để hiểu, bạn giao tiếp và lĩnh hội một tâm hồn.

(Stephen R. Covey, Bảy thói quen của người thành đạt, NXB Tổng hợp TP. Hồ Chí Minh)

Chỉ ra 2 phép liên kết chủ yếu được sử dụng trong đoạn trích?