Danh sách câu hỏi

Có 1,861 câu hỏi trên 47 trang

I. ĐỌC HIỂU

Đọc văn bản sau và trả lời câu hỏi:  

            Ngày 28-02-2021, anh Nguyễn Ngọc Mạnh, chàng trai 31 tuổi ở thôn Vĩnh Thanh, xã Vĩnh Ngọc (huyện  Đông Anh, TP Hà Nội đã có một hành động phi thường gây chấn động cả giới truyền thông... Anh phát hiện  có một em bé bò ra lan can một căn hộ ở tầng 12A (tức tầng 13 của tòa chung cư số 60B Nguyễn Huy Tưởng  (phường Thanh Xuân Trung, quận Thanh Xuân, Hà Nội) và sắp bị rơi xuống. 

            Trong khoảnh khắc cực kỳ nguy hiểm, như một bản năng, một mệnh lệnh cứu người thôi thúc, anh đã nhanh  chóng lao qua bức tường cao 2 mét, điều mà sau này chính anh cũng cho biết không thể ngờ mình nhảy cao  như thế, trèo lên mái che của sảnh tầng 1 để chờ sẵn. “Lúc đó tôi đang ngồi trong xe ô tô, đợi chuyển hàng  cho khách ở tòa nhà đối diện. Bỗng tôi nghe thấy tiếng người hô hoán cứu giúp. Mở cửa xe nhìn ra, tôi thấy  một em bé đang trèo ở lan can ra ngoài nên lập tức lao ra khỏi xe ô tô, trèo tường bao sang tòa nhà bên cạnh.  Tôi trèo lên mái tôn cao khoảng hơn 2 mét để tìm cách đỡ cháu... Tôi vừa cố trèo, vừa đưa tay ra cố gắng đỡ  cháu. Điều tôi thấy hối hận nhất là không thể đỡ cháu được bằng cả hai tay để giảm thương tích cho cháu” – anh Nguyễn Ngọc Mạnh hồi tưởng. 

       …Bé gái 3 tuổi đã được cứu sống một cách thần kỳ như vậy và có thể khẳng định, hành động của anh  Nguyễn Ngọc Mạnh là phi thường, nhanh nhẹn, dũng cảm, mạnh mẽ và quan trọng hơn cả là đúng lúc, kịp  thời. 

(https://www.qdnd.vn) 

Xác định phong cách ngôn ngữ trong đoạn trích trên. 

Cảm nhận của anh/chị về hình tượng nhân vật bà cụ Tứ trong đoạn trích sau: 

       …Bà lão cúi đầu nín lặng. Bà lão hiểu rồi. Lòng người mẹ nghèo khổ ấy còn hiểu ra biết bao nhiêu cơ sự,  vừa ai oán vừa xót thương cho số kiếp đứa con mình. Chao ôi, người ta dựng vợ gả chồng cho con là lúc trong  nhà ăn nên làm nổi, những mong sinh con đẻ cái mở mặt sau này. Còn mình thì... Trong kẽ mắt kèm nhèm của  bà rỉ xuống hai dòng nước mắt... Biết rằng chúng nó có nuôi nổi nhau sống qua được cơn đói khát này không.  

        Bà lão khẽ thở dài ngang lên, đăm đăm nhìn người đàn bà. Thị cúi mặt xuống, tay vân vê tà áo đã rách  bợt. Bà lão nhìn thị và bà nghĩ: Người ta có gặp bước khó khăn, đói khổ này, người ta mới lấy đến con mình.  Mà con mình mới có vợ được. Thôi thì bổn phận bà là mẹ, bà đã chẳng lo lắng được cho con. May ra mà qua  khỏi được cái tao đoạn này thì thằng con bà cũng có vợ, nó yên bề nó, chẳng may ra ông giới bắt chết cũng  phải chịu chứ biết thế nào mà lo cho hết được? 

Bà lão khẽ dặng hắng một tiếng, nhẹ nhàng nói với “nàng dâu mới”. 

- Ừ, thôi thì các con đã phải duyên phải kiếp với nhau, u cũng mừng lòng... 

       Tràng thở đánh phào một cái, ngực nhẹ hẳn đi. Hắn ho khẽ một tiếng, bước từng bước dài ra sân, Bà cụ  Tứ vẫn từ tốn tiếp lời: 

            - Nhà ta thì nghèo con ạ. Vợ chồng chúng mày liệu mà bảo nhau làm ăn. Rồi ra may mà ông giới cho khá...  Biết thế nào hở con, ai giàu ba họ, ai khó ba đời? Có ra thì con cái chúng mày về sau.  Bà lão đăm đăm nhìn ra ngoài. Bóng tối trùm lấy hai con mắt. Ngoài xa dòng sông trắng uốn khúc trong  cánh đồng tối. Mùi đốt đống rậm ở những nhà có người chết theo gió thoảng vào khét lẹt. Bà lão thở nhẹ ra  một hơi dài. Bà lão nghĩ đến ông lão, nghĩ đến đứa con gái út. Bà lão nghĩ đến cuộc đời cực khổ dài dằng dặc  của mình. Vợ chồng chúng nó lấy nhau, cuộc đời chúng nó liệu có hơn bố mẹ trước kia không?...

 (Trích Vợ nhặt – Kim Lân, SGK Ngữ văn 12, Tập hai, NXB. Giáo dục Việt Nam, 2016, tr.28 - 29) Từ đó, chỉ ra nét đặc sắc trong nghệ thuật xây dựng nhân vật của nhà văn Kim Lân. 

I. ĐỌC HIỂU

Đọc văn bản sau và trả lời câu hỏi:  

Không ai có đủ tinh thần và sức lực để vừa chống lại những điều không thể thay đổi, vừa tạo lập một cuộc  sống mới. Hãy chọn một trong hai. Bạn có thể hoặc xuôi theo những cơn bão tuyết không thể tránh khỏi trong  đời hoặc phản kháng để rồi suy sụp! 

Tôi đã chứng kiến điều đó xảy ra tại trang trại của mình ở Missouri. Tôi đã trồng rất nhiều cây sồi ở đó  và chúng lớn rất nhanh. Rồi một cơn bão tuyết xuất hiện, phủ lên các cành cây một lớp băng dày. Thay vì uốn  mình để chịu đựng, những thân cây ấy vẫn kiêu hãnh đứng thẳng để rồi cuối cùng, dưới sức nặng của băng  tuyết, các cành cây bị bẻ gãy, thân cây bị chẻ toạc ra và chết. Chúng đã không học được sự khôn ngoan của  những cánh rừng phương Bắc. Tôi đã đi qua hàng trăm dặm băng qua những khu rừng xanh ngút ngàn của  Canada mà chưa hề thấy một cây vân sam hay một cây thông nào bị gãy vì mưa tuyết hay băng giá. Những  loài cây xanh quanh năm ấy biết cong mình, uyển chuyển, biết hợp tác với điều không thể tránh khỏi là lớp  băng tuyết phủ dày mỗi năm. 

Những giảng viên môn võ Nhu đạo luôn dạy võ sinh của mình phải biết “mềm dẻo như cây liễu; đừng cứng  ngắc như cây sồi”. 

… Điều gì xảy ra nếu chúng ta chống lại những cú va đập của cuộc sống thay vì chấp nhận chúng? Điều  gì sẽ xảy ra nếu chúng ta không chịu mềm dẻo uốn mình như cây liễu và khăng khăng chống chọi như cây  sồi? Câu trả lời thật rõ ràng. Chúng ta sẽ tự tạo ra hàng loạt những cuộc xung đột nội tâm, sẽ lo lắng, căng  thẳng, bồn chồn và bị rối loạn thần kinh. 

Vì vậy, để loại bỏ thói quen hay lo lắng trước khi nó hủy hoại bạn, hãy tuân theo nguyên tắc: Hợp tác với  những điều không thể tránh khỏi. 

(Trích Quẳng gánh lo đi... - Dale Carnegie, NXB. Tổng hợp TP Hồ Chí Minh, 2018, tr.140 - 141)

Xác định nội dung chính của đoạn văn bản. 

Cảm nhận của anh/ chị về tâm trạng và hành động của nhân vật Tràng trong đoạn trích sau:  

“Sáng hôm sau, mặt trời lên bằng con sào, Tràng mới trở dậy Trong người em đi lưng lơ như người vừa ở trong giấc mơ đi ra. Việc hắn có vợ đến hôm nay hắn vẫn còn ngỡ ngàng như không phải.  Hắn chắp hai tay sau lưng, lững thững bước ra sân. Ánh nắng buổi sáng mùa hè sáng lóa xói vào hai con  mắt còn cay xè của hắn. Hắn chớp chớp liên hồi mấy cái, và bỗng vừa chợt nhận ra, xung quanh mình có cái  gì vừa thay đổi mới mẻ, khác lạ. Nhà cửa, sân vườn, hôm nay đều được quét tước, thu dọn sạch sẽ gọn gàng.  Mấy chiếc quần áo rách như tổ đỉa vẫn vắt khươm mươi niên ở một góc nhà đã thấy đem ra sân hong. Hai  cái ang nước vẫn để khô cong ở dưới gốc ổi đã kín nước đầy ăm ắp. Đống rác mùn tung bành ngay lối đi đã  hót sạch.  

Ngoài vườn người mẹ đang lúi húi giẫy những bãi cỏ mọc nham nhở. Vợ hẳn quét lại cái sân, tiếng chổi  từng nhát kêu sàn sạt trên mặt đất. Cảnh tượng thật đơn giản, bình thường nhưng đối với hắn lại rất thấm  thía cảm động. Bỗng nhiên hắn thấy hắn thương yêu gắn bó với cái nhà của hắn lạ lùng. Hẳn đã có một gia  đình. Hắn sẽ cùng vợ sinh con đẻ cái ở đấy. Cái nhà như cái tổ ấm che mưa che nắng. Một nguồn vui sướng,  phấn chấn đột ngột tràn ngập trong lòng. Bây giờ hẳn mới thấy hắn nên người, hắn thấy hắn có bổn phận  phải lo lắng cho vợ con sau này. Hắn xăm xăm chạy ra giữa sân, hắn cũng muốn làm một việc gì để dự phần  tu sửa lại căn nhà. ". 

(Trích Vợ nhặt - Kim Lân, Ngữ văn 12, tập hai, trang 30, NXB Giáo dục, 2009) 

Cảm nhận của anh/chị về vẻ đẹp của hình tượng Sông Đà qua đoạn trích sau: 

Tôi có bay tạt ngang qua Sông Đà mấy lần, và thấy đó cũng là thêm cho mình một góc độ nhìn một cách  nhìn về con sông Tây Bắc hung bạo và trữ tình. Từ trên tàu bay mà nhìn xuống Sông Đà, không ai trong tàu  bay nghĩ rằng cái dây thừng ngoằn ngoèo dưới chân mình kia lại chính là cái con sông hàng năm và đời đời  kiếp kiếp làm mình làm mẩy với con người Tây Bắc và phản ứng giận dỗi vô tội vạ với người lái đò Sông Đà.  Cũng không ai nghĩ rằng đó là con sống của câu đồng dao thần thoại Sơn Tinh Thuỷ Tinh "Núi cao sông hãy  còn dài - Năm năm báo oán đời đời đánh ghen". Hình như khi mà ta đã quen đọc bản đồ sông núi, thì mỗi lúc  ngồi tàu bay trên chiều cao mà nhìn xuống đất nước Tổ quốc bao la, càng thấy quen thuộc với từng nét sông  tãi ra trên đại dương đá lở lở bóng mây dưới chân mình. Con Sông Đà tuôn dài như một áng tóc trữ tình, đầu  tóc chân tóc ẩn hiện trong mây trời Tây Bắc bung nở hoa ban hoa gạo tháng hai và cuồn cuộn mù khói núi Mèo đốt nương xuân. Tôi đã nhìn say sưa làn mây mùa xuân bay trên Sông Đà, tôi đã xuyên qua đám mây  mùa thu mà nhìn xuống dòng nước Sông Đà. Mùa xuân dòng xanh ngọc bích, chứ nước Sông Đà không xanh  màu xanh canh hến của Sông Gâm Sông Lô. Mùa thu nước Sông Đà lừ lừ chín đỏ như da mặt một người bầm  đi vì rượu bữa, lừ lừ cái màu đỏ giận dữ ở một người bất mãn bực bội gì mỗi độ thu về. Chưa hề bao giờ tôi  thấy công Sông Đà là đen như thực dân Pháp đã đè ngửa con sông ta ra đổ mực Tây vào mà gọi bằng một  cái tên Tây láo lếu, rồi cứ thế mà phiết vào bản đồ lai chữ. 

(Trích Người lái đò Sông Đà, Nguyễn Tuân, Ngữ văn 12, tập 1, NXB Giáo dục Việt Nam, 2019, tr.190-191) 

I. ĐỌC HIỂU

Đọc văn bản sau và trả lời câu hỏi:  

Xã hội và đời sống đã có nhiều thay đổi thì dù ít dù nhiều nếp nhà có biến đổi cũng là lẽ đương nhiên.  Những, quan trọng nhất là hồn cốt của gia phong vẫn còn được giữ, có giá trị định hình, nuôi dưỡng nhân  cách của mỗi thành viển, đặc biệt là con cái. 

Nếp nhà là sự gắn bó giữa các thành viên, là những người trong gia đình phải biết yêu thương nhau,  nhường nhịn nhau, nhưng đùm bọc không có nghĩa là chấp nhận những việc làm sai trái của những người  trong gia đình mình. Bảo bọc nhau bằng cách là bảo ban giữ những điều tốt đẹp và để ứng xử với người trong  gia đình, với người ngoài xã hội. Nếp nhà mà giữ không lối thì đừng nói chuyện giữ cho xã hội tốt đẹp được.  Điều đáng nói, giữ nếp nhà là giữ những điều tốt đẹp, chứ không phải tự vun vén cho riêng gia đình mình. 

…. 

Cho nên, gia đình là cái mốc đầu tiên, gia đình rồi mới tới làng xã, với lời với trường rộng lớn hơn là xã  hội. Xã hội có tốt đẹp hay không thì phải xuất phát từ cái gốc quan trọng nhất là gia đình. Văn hóa gia đình mà không lo giữ thì xã hội cũng sẽ loạn. 

(Dẫn theo Tuổi trẻ oline ngày 25/02/2018) 

Xác định phương thức biểu đạt chính của đoạn trích. 

I. ĐỌC HIỂU (3 điểm)

Đọc đoạn trích sau đây và trả lời các câu hỏi từ Câu 1 đến Câu 4:

   ... (1) Thật vậy, Nguyễn Du, đại thi hào của dân tộc từng viết: “Sách vở đầy bốn vách/ Có mấy cũng không vừa. Đáng tiếc, cuộc sống hiện nay dường như “cái đạo” đọc sách cũng dần phôi pha. Sách in nhiều nơi không bán được, nhiều nhà xuất bản đóng cửa vì thua lỗ, đặc biệt sách bị cạnh tranh khốc liệt bởi những phương tiện nghe nhìn như ti vi, Ipad, điện thoại Smart, và hệ thống sách báo điện tử trên Internet. Nhiều gia đình giàu có thay tủ sách bằng tủ ... rượu các loại. Các thư viện lớn của các thành phố hay của tỉnh cũng chỉ hoạt động cầm chừng, cố duy trì sự tồn tại.

   … (2) Bỗng chợt nhớ khi xưa còn bé, với những quyển sách giấu trong áo, tôi có thể đọc sách khi chờ mẹ về, lúc nấu nồi cơm, lúc tha thẩn trong vườn, vắt vẻo trên cây, lúc chăn trâu, lúc chờ xe bus... Hay hình ảnh những công dân nước Nhật mỗi người một quyển sách trên tay lúc ngồi chờ tàu xe, xem hát, v.v... càng khiến chúng ta thêm yêu mến và khâm phục. Ngày nay, hình ảnh ấy đã bớt đi nhiều, thay vào đó là cái máy tính hay cái điện thoại di động. Song sách vẫn luôn cần thiết, không thể thiếu trong cuộc sống phẳng hiện nay…

(Trích “Suy nghĩ về đọc sách” - Trần Hoàng Vy, Báo Giáo dục & Thời đại)

Nêu các thao tác lập luận cơ bản được sử dụng trong đoạn trích.

I. ĐỌC HIỂU (3 điểm)

Đọc văn bản sau và làm theo yêu cầu:

Con nhà nghèo chả có gì chơi

Tôi và Gái chỉ thẩn tha gốc ổi

Thương cây chiều nào cũng tưới

Cứ mỗi lần hai gánh ống bơ.

Bắt được chú gà sa nước gạo đêm qua

Cũng hì hục khiêng chôn bón gốc.

Cây còn nhỏ có đâu bóng mát

Mới ngang vai, cành chẽ chữ Y dài,

Thằng cu San cuối xóm ngõ ngoài,

Lăm le toan trộm cnàh làm súng.

Biết chuyện đó chúng tôi tức lắm

Bàn với nhau rào gốc cây luôn.

 

Thoắt đó mà đã vụt lớn khôn

Đi họp phóng viên, các bạn gọi tôi “đồng chí”

Nhưng trong kỷ niệm ngày thơ luôn vẫn bé

(Đứa trẻ có lớn lên trong ảnh bao giờ)

Thằng cu San vẫn đen thấp như xưa

Cái Gái – bạn nghèo thân hình gầy gõ

Và cây ổi vẫn khẳng khiu trước ngõ

Mới ngang vai, cành chữ chữ Y dài

Ôi cây nhỏ chưa tròn bóng mát

Suốt nẻo đường tôi bước vẫn che tôi

 

Tôi lại về đây – đã tám năm rồi

Tất cả thân quen – sao mới lạ:

Cái Gái – gánh ống bơ tưới cây ngày nhỏ

Giờ chỉ huy đội thủy lợi trong làng

Một vùng chiêm khê đã thêm vụ mùa vàng

Còn “cu San” – hẳn chả cần chạc ổi

Cây súng nâng niu từ lên xã đội

Đã giúp anh hạ một “con ma”

Chiến công này rạng rỡ thôn ta

Và cây ổi dây cành xòe rợp ngõ

(Nơi tụ tập của lớp sau tuổi nhỏ)

Lá xnah um trĩu trịt quả vàng

Con chào mào ngọt giọng hót vang

Vị thơm lự lơi rơi theo từng hạt.

Ôi những ngày xa quê thấy mình khôn lớn

Đâu biết quê hương còn lớn hơn mình.

(Gốc cây ngày bé, Xuân Quỳnh, trích tập thơ Hoa dọc chiến hào, NXB Văn học, 1968)

Nêu tên hai phuơng thức biểu đạt chính của văn bản.