Danh sách câu hỏi
Có 1,861 câu hỏi trên 47 trang
lượt xem
lượt xem
lượt xem
lượt xem
lượt xem
lượt xem
lượt xem
lượt xem
I. Đọc hiểu (3 điểm)
Đọc đoạn trích:
Bài học về việc đón nhận thành công luôn thật dễ hiểu và dễ thực hiện. Nhưng đối mặt với thất bại, nhất là thất bại đầu đời, lại là điều không hề dễ dàng. Với tất cả mọi người, thất bại - nhất là thất bại trong các mối quan hệ - thường vẫn tạo ra những tổn thương sâu sắc. Điều này càng trở nên nặng nề đối với các bạn trẻ. Nhưng bạn có biết rằng tất cả chúng ta đều có quyền được khóc? Vậy nên nếu bạn đang cảm thấy cô đơn, tuyệt vọng thì hãy cho phép mình được khóc. Hãy để những giọt nước mắt ấm nồng xoa dịu trái tim đang thổn thức của bạn. Và hãy tin rằng ở đâu đó, có một người nào đó vẫn đang sẵn lòng kề vai cho bạn tựa, muốn được ôm bạn vào lòng và lau khô những giọt nước mắt của bạn... Muốn nhìn thấy cầu vồng, ta phải đi qua cơn mưa... Vì thế, hãy tin ngày mai nắng sẽ lên, và cuộc đời lại sẽ ươm hồng những ước mơ của bạn, một khi bạn còn giữ trong lòng ánh sáng của niềm tin.
(Theo Hạt giống tâm hồn dành cho tuổi teen, Tập 2 -Nhiều tác giả, NXB Tổng hợp TP. Hồ Chí Minh, 2012, trang 02)
Thực hiện các yêu cầu sau:
(NB). Xác định phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong đoạn trích.
lượt xem
lượt xem
lượt xem
lượt xem
lượt xem
lượt xem
lượt xem
lượt xem
lượt xem
lượt xem
lượt xem
lượt xem
lượt xem
lượt xem
lượt xem
lượt xem
lượt xem
lượt xem
lượt xem
lượt xem
lượt xem
lượt xem
Đọc văn bản sau và làm theo yêu cầu:
TÂM SỰ CỦA THẦY
Một chữ là thầy, nửa chữ cũng là thầy. Đó là lý lẽ của đạo đức tưởng chừng như hiển nhiên. Vậy mà một lần, có trò đã thực sự bối rối hỏi tôi: Thưa thầy, dạy người một chữ cũng là thầy thì đúng rồi, nhưng nửa chữ thì sao lại là thầy được ạ? Vì nửa chữ thì có nghĩa hoàn toàn ạ! Chợt giật mình vì những điều tưởng chừng là “hiển nhiên” hoá ra lại không hẳn là hiển nhiên. Hoá ra câu nói ấy trong nghĩa đen chỉ đúng với văn tự cổ, chữ tượng hình, ghi ý. Hai (hoặc nhiều) bộ phận ghép lại thành chữ, thành từ. Xé đôi chữ ra vẫn còn chữ, còn nghĩa. Như chữ minh (sáng) nếu cắt thành hai nửa chữ thì sẽ có chữ nhật (Mặt Trời) và nguyệt (Mặt Trăng).
Nhiều trường hợp tương tự như vậy. Một chữ bẻ đôi không biết, thành ngữ này chỉ hiện tượng mù chữ. Cũng một lần có em học sinh ngơ ngác rất hồn nhiên: Thưa thầy kể cả người thông minh, học cao, thì một chữ bẻ đôi cũng không biết thì đâu có gì lạ. Để nguyên chữ thì mới biết chứ. Hoá ra thế. Chữ nhất (một) trong cổ tự bẻ đôi thành chữ nhị (hai). Còn chữ nhất trong quốc ngữ bẻ đôi sẽ thành chữ gì đây?
Có lần một học sinh bé bảo tôi, thưa thầy cá không ăn muối cả ươn, chưa chắc thế đâu thầy ạ! Cá không ăn muối nhưng cho vào tủ lạnh thì đâu có ươn ạ!
Một lần tôi giảng câu lòng ta vẫn vững như kiềng ba chân. Kiềng ba chân là kiềng vững nhất. Một bé học sinh thẳc mắc, thưa thầy em chưa thấy kiềng ba chân ạ. Một học sinh khác, lớn hơn, “thông tin” thêm, thưa thầy kiềng ba chân chỉ vững trên một mặt phẳng tương đối hoặc trên nền bếp đất có lồi lõm. Còn trên một mặt phẳng gần như tuyệt đối của mặt đá thì kiềng bốn chân vững hơn thầy ạ. Bếp củi mới dùng kiềng ba chân, còn bếp ga dùng kiềng bốn chân.
Sách là ấn phẩm dùng để học, đọc, tham khảo. Vở dùng đế ghi chép. Ngày nay, các em học sinh cấp 1 làm bài tập ngay trên trang sách, chép luôn vào sách. Do vậy, khái niệm sách, vở cũng cần phải được hiểu mới.
Thế đấy, thời gian đi qua và cuộc sống nhiều đổi thay. Sự bảo thủ của từ ngữ đôi khi chỉ là lưu lại ký ức và không còn chính xác với nghĩa đương đại nữa. Học hỏi là vô cùng. Tiếp cận cái mới là một kỹ năng sống tích cực. Nhất là từ thập niên cuối của thế kỷ XX, công nghệ thông tin mà thành quả cụ thể là chiếc máy tính cá nhân nối mạng đã làm nên những đổi thay vô cùng to lớn trong tiến trình lịch sử nhân loại.
Buốỉ sáng thầy mua nắm xôi phải gói trong tấm lá dong, thầy biết là mùa đã sang cuối thu, sen đã thực sự tàn úa. Thầy không thể gói kiến thức của mình trong tấm lá sen héo khô của mùa hạ đã qua. Cho nên thầy đã cố, và thầy đã theo kịp. Nhưng, có nhiều lúc vẫn bối rối trước các em.
Nhân danh sự bao dung của chữ “lễ” truyền thong, nhân danh sự phát triển biện chứng, các em hãy cùng thầy xây đắp kiến thức trên tỉnh thần xây đẳp chung một mái trường các em nhé! Đó cũng là một tặng phẩm quý giá của các em gửi đến thầy nhân ngày 20-11. Cảm ơn các em!
(Thư của một Thầy giáo nhân dịp năm học mới, dẫn theo http://www.dvs.daivietedu.org)
Theo lí giải của tác giả trong bài viết, vì sao văn tự cổ “xé đôi chữ vẫn còn chữ, còn nghĩa”?
lượt xem
lượt xem
lượt xem
lượt xem
lượt xem
lượt xem
Đọc văn bản sau và làm theo yêu cầu:
Mùa tựu trường của hơn năm mươi năm trước, mẹ tôi âu yếm dắt tay tôi đi trên con đường làng dài và hẹp. Và mùa tựu trường của nửa thế kỷ sau vẫn thế.
Trong một nền giáo dục còn nhiều bừa bộn thì vẫn phải luôn cần mẹ ta, cha ta dắt tay ta đi trên con đường làng hay đi ra với thế giới. Cám ơn những người mẹ người cha hiếu học mà thời cuộc hoàn cảnh có thể cắt đứt điều kiện nhưng chẳng bao giờ dập tắt nổi khát vọng học hành. Thức cùng con, học cùng con từ ngày con vào lớp một. Nếu không có những sư - phụ vừa là mẹ vừa là cha vừa là thầy giáo như thế này thì nên giáo dục thực tại Việt Nam liệu có hun đúc được nhiều hiền tài đến thế không?
Tôi biết có đôi vợ chồng trẻ làm ăn rất thuận lợi kinh doanh rất phát đạt nhưng một trong hai người đã nghỉ việc để ở nhà dạy con.
Tôi biết có những người cha phút lâm chung còn trăn trối lại rằng dầu nghèo đến đâu dẫu chỉ còn cái bàn thờ bố cũng bán cho con ăn học.
Tôi biết có những người mẹ dạy con mình thành đạt rồi không chịu nghỉ ngơi lại về quê đưa cháu ra để nuôi dạy tiếp.
Tổ quốc phải cảm ơn họ. Chính phủ phải cảm ơn họ. Mẹ cha không có những dự án giáo dục bạc tỉ nhưng có những kế hoạch vĩ đại của tấm lòng thành. Nguồn tài trợ của cha là chiếc xích lô. Dự án của mẹ là củ khoai mớ tép, nắm xôi sớm bữa cháo khuya. Tình cảm của cha mẹ lay động trời xanh, đánh thức những năng lượng nằm sâu trong con và tin chắc rằng chẳng có trí tuệ nào lưới biếng ngủ vùi trước tình mẹ.
Nhiều người nói trẻ con ngày nay học nhiều quá. Chưa nhiều! Phải cố nữa! Nhiều người lo sợ học nhiều sẽ đầu to mắt cận. Đầu to càng dễ khai tâm trí, mắt cận thì còn tính đến làm gì khi thời đai cần một lượng kiến thức phải đọc dù tối thiểu cũng đủ làm mắt cận.
Với lòng khát khao nóng bỏng đó, mẹ cha sẽ dắt tay ta vào tương lai thuận lợi biết bao nhiêu! Bàn giao cho Tổ quốc những “sản phẩm” tốt bao nhiêu!
Chúng ta bước ra đồng lầy mái rạ, từ con đường làng tiến thẳng vào thời đại tri thức. Thời đại mà trí tuệ chính là nguồn lực cạnh tranh. Cảm ơn mẹ cha đã góp công sức dạy con trở thành người trí tuệ.
(Huy chương nào cho mẹ, cho cha, Đoàn Công Lê Huy, https://www.truyenngan.com.vn)
Theo tác giả bài viết, vì sao Tổ quốc phải cảm ơn những con người “vừa là mẹ cha, vừa là thầy giáo” đã được nhắc đến trong văn bản?
lượt xem
lượt xem