Danh sách câu hỏi

Có 5,920 câu hỏi trên 148 trang

Đọc bài sau và thực hiện các yêu cầu nêu ở dưới:

Đôi cánh của Ngựa Trắng

Ngày xưa có một chú Ngựa Trắng, trắng nõn nà như một đám mây. Mẹ chú yêu chiều chú lắm, lúc nào cũng giữ chú bên cạnh, còn dặn: “Con phải ở bên cạnh mẹ và hí to khi mẹ gọi nhé!”. Ngựa Mẹ gọi Ngựa Con suốt ngày. Tiếng ngựa con hí làm Ngựa Mẹ hạnh phúc nên Ngựa Mẹ chỉ dạy con hí vang hơn là luyện cho con vó phi dẻo dai, đá hậu mạnh mẽ. Gần nhà Ngựa có Đại Bàng núi. Đại Bàng núi còn bé nhưng sải cánh đã vững vàng. Mỗi lúc nó liệng vòng, cánh không động, khẽ nghiêng bên nào là chao bên ấy, bóng cứ loang loáng trên mặt đất. Đại Bàng núi bay tài giỏi như một phi cơ chiến đấu điêu luyện thời nay. Ngựa Trắng ước ao được bay như Đại Bàng, chú nói:

- Anh Đại Bàng ơi! Làm sao để có cánh như anh? Đại Bàng núi cười:

- Phải đi tìm chứ, cứ quấn chặt lấy mẹ biết bao giờ mới có cánh.

Thế là Ngựa Trắng xin phép mẹ lên đường cùng Đại Bàng. Chưa trọn ngày đường. Ngựa Trắng thấy biết bao nhiêu là cảnh lạ. Trời mỗi lúc một tối, sao đã lấp lánh trên bầu trời. Ngựa Trắng thấy nơm nớp lo sợ. Bỗng có tiếng "hú... ú... ú" mỗi lúc một một gần, rồi từ trong bóng tối hiện ra một gã Sói xám dữ tợn. Ngựa Trắng mếu máo gọi mẹ. Sói xám cười man rợ và phóng đến.

- Ôi! - Tiếng Sói xám rống lên - Một cái gì từ trên cao giáng rất mạnh vào giữa trán Sói xám làm Sói ta hốt hoảng cúp đuôi chạy mất. Thì ra đúng lúc Sói vồ Ngựa, Đại Bàng núi từ trên cao đã lao tới kịp thời. Ngựa Trắng òa khóc, gọi mẹ. Đại Bàng núi dỗ dành:

- Nín đi! Anh đưa em về với mẹ!

- Nhưng mà em không có cánh - Ngựa Trắng thút thít. Đại Bàng cười, chỉ vào đôi chân của Ngựa Trắng:

- Cánh của em đấy chứ đâu! Nếu phi nước đại em chạy như bay ấy chứ!

Đại Bàng núi sải cánh. Ngựa Trắng chồm lên. Bốn chân chú như bay trên không trung.

(Bài làm của học sinh)

Em trả lời câu hỏi, làm bài tập theo một trong hai cách sau:

- Khoanh tròn vào chữ cái trước ý trả lời mà em chọn.

- Viết ý kiến của em vào chỗ trống.

Ngựa mẹ dạy con điều gì?

Một cái que cắm dọc, một thanh tre nhỏ buộc ngang, thành hình chữ thập. Khoác lên đấy một cái áo tơi lá cũ, hoặc một mảnh bao tải rách, cũng có thể là một manh chiếu rách cũng được. Trên đầu que dọc là một mê nón rách lơ xơ. Thế là ruộng ngô, ruộng đỗ, ruộng vừng hoặc một ruộng mạ mới gieo… đã có một người bảo vệ, một người lính gác: một anh bù nhìn. Để cho đủ lệ bộ, anh bù nhìn cầm một cái vọt tre mềm như cần câu. Đầu cần buộc một túm nắm giấy, tốt hơn thì dùng một túm lá chuối khô tước nhỏ, giống như vẫn buộc ở đầu gậy của người chăn vịt trên đồng.

Có nhiều loài chim bị mắc lừa, rất sợ anh bù nhìn, sợ cái cần câu ấy, vì chỉ hơi thoảng gió thì từ tấm áo, cái nón, đến thanh roi ấy đều cử động, phe phẩy, đung đưa… Bọn trẻ chúng tôi đứng từ xa mà nhìn cũng thấy đúng là một người đang ngồi, tay cầm que để đuổi chim…

Những anh bù nhìn thật hiền lành, dễ thương, chăm chỉ làm việc của mình, chẳng đòi ăn uống gì và cũng chẳng bao giờ kể công. Các anh cũng không sợ nắng gắt, gió lạnh, mưa bão. Anh có bị gió xô ngã thì rồi cũng có người đỡ anh dậy, anh chẳng kêu khóc bao giờ.

Chỉ tiếc là cũng có những con chim ranh ma, một lần sà xuống biết đấy là anh bù nhìn, không có gì nguy hiểm, không có gì đáng sợ thế là lần sau nó cứ xuống và còn đi gọi cả đàn xuống, vừa tra ngô, tỉa đỗ, mà lại phải đi làm lại từ đầu, vì chúng đã ăn hết cả hạt vừa gieo. Người ta vốn khôn ngoan hơn, lại phải thay lại tấm áo, cái nón và cái cần câu mới, buộc thêm vào đấy nhiều mẩu giấy có các màu, làm như đó là một người bảo vệ mới.

Bọn trẻ chúng tôi thích các anh bù nhìn ấy vì các anh không bao giờ dọa chúng tôi, không bao giờ lên mặt hoặc cáu gắt, dù chúng tôi có ào xuống ruộng bắt châu chấu, đuổi cào cào, giẫm cả lên cái mầm ngô, mầm đỗ mới nhú…

Quả là các anh bù nhìn hiền lành đáng yêu, đã giúp người nông dân, trong đó có cha mẹ tôi, một cách khá tốt.

(Băng Sơn)

Em trả lời câu hỏi, làm bài tập theo một trong hai cách sau:

- Khoanh tròn vào chữ cái trước ý trả lời mà em chọn.

- Viết ý kiến của em vào chỗ trống.

Những anh bù nhìn được làm từ nguyên liệu gì?

Ngày xưa, có đôi vợ chồng rất nghèo nhưng sống rất hòa thuận. Gia sản của họ chỉ là cái lưới, túp lều rách nát và máng lợn sứt mẻ. Chiều nào cũng vậy, ông lão chài lưới ra biển bắt cá còn bà vợ thì ngồi nhà kéo sợi. Một hôm, ông ra biển bắt cá thì thấy biển rộng mênh mông. Ông nghĩ: “Biển rộng mênh mông thế này chắc nhiều cá lắm đây!”

Lần thứ nhất, ông lão kéo lưới và chỉ thấy vài sợi rong biển. Buồn quá, ông lão kéo lần hai và càng thất vọng vì lưới không có gì. Sau lần kéo thứ ba, ông lão chỉ bắt được con cá vàng nhỏ. Cá van xin: “Xin ông lão tha cho tôi rồi ông muốn gì cũng được”.

“Tôi chẳng cần gì cả.” – Ông lão nói và thả cá về biển sâu.

Về đến nhà, ông thuật lại câu chuyện cho bà nghe. Bà vợ trợn mắt lên: “Ông không thấy cái máng lợn nhà mình hỏng rồi à? Ông xin ngay một cái máng lợn cho tôi.”

Ông lão lóc cóc quay lại biển và xin cá vàng cái máng mới. Cá vàng cười nói: “Ông cứ về đi.”

Ông lão về và thấy mụ vợ ngồi bên cái máng mới. Bà vợ lại quát ông lão: “Ông không thấy cái lều nhà mình rách nát rồi hả? Ông đi xin ngay cái nhà sang trọng, đủ tiện nghi cho tôi!”

Ông lại lóc cóc quay về biển. Lần này, biển đắm chìm trong những cơn sóng lăn tăn. Ông lại xin cá vàng ngôi nhà và khi về đến nơi, ông lão thấy một ngôi nhà rất khang trang, đẹp đẽ. Bà lại không vừa lòng, bắt ông lão xin cho mình làm hoàng hậu và ông lão lại ra biển xin cá vàng. Về đến nhà, ông thấy bao nhiêu là quân lính đang hầu hạ bà.

Chán cảnh ăn không ngồi rồi, bà lại lôi cổ ông và bảo ông bắt cá vàng về, biến mình thành Long Vương cai trị biển cả. Ông lão lại ra biển và xin cá cho bà làm Long Vương. Cá không nói gì, quay trở về biển cả mù mịt sương gió. Về đến nhà, ông lão chỉ thấy bà lão ngồi bên máng lợn sứt mẻ trong túp lều rách nát.

(Nguyễn Duy Nhật Huy – học sinh lớp 4A1, Kể chuyện sáng tạo câu chuyện “Ông lão đánh cá và con cá vàng”)

Em trả lời câu hỏi, làm bài tập theo một trong hai cách sau:

- Khoanh tròn vào chữ cái trước ý trả lời mà em chọn.

- Viết ý kiến của em vào chỗ trống.

Cá van xin ông lão điều gì?