Danh sách câu hỏi

Có 2,136 câu hỏi trên 54 trang

Đọc thông tin

Văn hoá tiêu dùng Việt Nam do cộng đồng các dân tộc Việt Nam sáng tạo ra, là kết quả của quá trình tồn tại và thích nghi với môi trường sống trong suốt chiều dài mấy nghìn năm lịch sử. Trong xã hội truyền thống, thói quen mua sắm tại chợ truyền thống với phương châm “Ăn chắc mặc bền”, “Khéo ăn thì no, khéo co thì ấm” được thể hiện rõ nét. Mỗi xã, phường đều có chợ hay điểm tụ họp, trao đổi hàng hoá. Đặc điểm tiêu dùng Việt Nam xưa và nay vẫn thể hiện lối sống tiết kiệm, ưa thích sự tiện lợi (về khoảng cách, không phải đi chợ quá xa, dễ dàng thanh toán,...), có thể lựa chọn, trả giá sản phẩm,...

Trong xã hội hiện đại, người tiêu dùng Việt đã có những thay đổi trong văn hoá tiêu dùng, thể hiện ở việc: người tiêu dùng có trách nhiệm khi sử dụng hàng hoá, dịch vụ, biết bảo vệ lợi ích của xã hội, thực hiện trách nhiệm tiêu dùng bền vững; tiêu dùng thông minh khi ra quyết định chi tiêu trong từng trường hợp cụ thể.

Bên cạnh những đặc điểm chung, trong 54 dân tộc sinh sống trên lãnh thổ Việt Nam, mỗi dân tộc lại có những đặc trưng, giá trị, chuẩn mực và phong cách tiêu dùng riêng. Văn hoá tiêu dùng của mỗi vùng miền, dân tộc có đặc trưng riêng, từ quan niệm sống, đến phong tục, tập quán cũng như trong việc tiêu dùng những sản phẩm thông thường.

Em hãy kể tên các đặc điểm văn hoá tiêu dùng của người Việt Nam được đề cập ở thông tin trên.

ĐAU LÒNG CÂU CHUYỆN ĐẠO ĐỨC KINH DOANH

Những ngày gần đây, dư luận hết sức ngỡ ngàng trước thông tin công ty điện tử A sử dụng sản phẩm xuất xứ từ Trung Quốc dán nhãn “Made in Việt Nam” để đánh lừa người tiêu dùng. Đây là “chiêu” không mới, nhưng một lần nữa gióng lên hồi chuông cảnh báo về đạo đức kinh doanh.

Công ty A, một thương hiệu ti vi, đồ điện tử, điện lạnh gia dụng lớn, nhận được sự tin cậy của người tiêu dùng, một thương hiệu được dán nhãn “Hàng Việt Nam chất lượng cao” bỗng nhiên “sụp đổ” hoàn toàn trong mắt người tiêu dùng khi bị phanh phui “đánh lận con đen”, dùng hàng Trung Quốc “đội lốt” hàng Việt. nay, cơ quan chức năng chưa có những kết luận cụ thể về vấn đề này, nhưng với những bằng chứng mà báo chí thu thập được cộng với việc Hội Doanh nghiệp hàng Việt Nam chất lượng cao tước ngay quyền sử dụng nhãn hiệu chứng nhận “Hàng Việt Nam chất lượng cao” đối với công ty A phần nào đã nói lên bản chất của sự việc.

Câu chuyện làm ăn gian dối này đang cho thấy một điều đáng báo động về đạo đức kinh doanh ở một bộ phận doanh nghiệp hiện nay và khiến lòng tin của người tiêu dùng bị tổn thương không nhỏ. Bởi chỉ mới đây thôi, doanh nghiệp của “đại gia” S bị cơ quan Công an đưa ra ánh sáng việc buôn bán xăng giá với quy mô lớn. Đây cũng là một trong những doanh nghiệp đình đám trong lĩnh vực xăng dầu, có thị trường tiêu thụ rộng lớn. Tiếc là “thành quả” đó lại được xây dựng dựa trên nền tảng của những hành động làm ăn lừa đảo.

Bài học của doanh nghiệp “đại gia” S sụp đổ, biến mất khỏi thị trường, “đại gia” S đối mặt với vòng lao lí, doanh nghiệp phá sản và không ai nói trước được cái tên công ty A sẽ còn có mặt trên thị trường bao lâu nữa. Đó là hậu quả tất yếu của kiểu làm ăn chụp giật, gian dối, lừa đảo của những doanh nghiệp này. Thế nhưng, nó lại gây ra sự tổn thương rất lớn đối với người tiêu dùng, nhất là những người trót đặt niềm tin vào các doanh nghiệp đó. Xa hơn nữa là tổn thương cả nền kinh tế khi mà các đối tác đến làm ăn với doanh nghiệp Việt Nam chắc chắn phải e dè hơn. Và điều đó sẽ gây khó khăn không nhỏ cho doanh nghiệp làm ăn chân chính trong việc tạo lập niềm tin ở người tiêu dùng, đối tác làm ăn.

Những hành vi, việc làm nào của doanh nghiệp A là biểu hiện phi đạo đức trong kinh doanh? Vì sao?