Câu hỏi:

21/07/2024 2,850

Phn II. Làm văn (7,0 đim)

   Từ nội dung đoạn trích ở phần Đọc hiểu, anh/ chị hãy viết một đoạn văn khoảng 200 chữ trình bày suy nghĩ về giải pháp giáo dục con trẻ không còn vô cảm trong cuộc sống.

Trả lời:

verified Giải bởi Vietjack

a. Đảm bảo cấu trúc đoạn văn nghị luận 200 chữ

  Học sinh có thể trình bày đoạn văn theo cách diễn dịch, quy nạp, tổng -phân-hợp, song hành hoặc móc xích.

b. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận về một vấn đề xã hội: giải pháp giáo dục con trẻ không còn vô cảm trong cuộc sống.

c. Thí sinh lựa chọn các thao tác lập luận phù hợp để triển khai vấn đề nghị luận theo nhiều cách nhưng phải làm rõ giải pháp giáo dục con trẻ không còn vô cảm trong cuộc sống. Có thể triển khai theo hướng sau:

- Vô cảm là một trạng thái tinh thần mà ở đó, con người không cảm xúc, không biết buồn vui, là những người không có tình yêu thương, sống dửng dưng trước nỗi đau của người khác

 - Giải pháp:

+ Taọ cho trẻ một môi trường sống lành mạnh, sống trong bầu không khí của yêu thương, đùm bọc, gắn bó;

+ Dạy cho trẻ những thói quen tốt: biết vâng lời, lễ phép, biết ứng xử có văn hoá;

+ Tạo điều kiện tốt nhất để trẻ được học hành, vui chơi lành mạnh, được hoà nhập với cộng đồng, được tư vấn tâm lí…

+ Người lớn phải là tấm gương sáng để con trẻ noi theo từ lời nói đến hành động…

- Bài học: bản thân biết quan tâm, yêu thương trẻ em. Lên án mọi hành vi bạo hành con trẻ.

d. Sáng tạo

Có cách diễn đạt sáng tạo, thể hiện suy nghĩ sâu sắc, mới mẻ về vấn đề nghị luận.
e. Chính tả, dùng từ, đặt câu: Đảm bảo quy tắc chính tả, dùng từ, đặt câu.

CÂU HỎI HOT CÙNG CHỦ ĐỀ

Câu 1:

Chỉ ra và nêu tác dụng biện pháp tu từ trong câu:" Và bên ngoài vòng tay của những người ruột thịt, còn là một cuộc sống mà đứa trẻ phải tự chịu trách nhiệm về mình và biết nghĩ cho bao người khác."

Xem đáp án » 20/07/2024 1,723

Câu 2:

Phn I. Đọc hiu (3,0 đim)

    Dưới góc nhìn chuyên môn về giáo dục, có ba cấu phần để tạo thành một đứa con “ngon lành” mà gia đình nào cũng mong muốn: có một cái đầu khai minh, một con tim xúc cảm và một cơ thể khỏe đẹp. Và có 3 yếu tố quan trọng để làm nên các cấu phần của con người “ngon lành” này: gia đình, nhà trường và xã hội.

     Bên ngoài khung cửa gia đình, là một xã hội rộng lớn, do đó đứa trẻ cần được trang bị một nền tảng cơ bản về cuộc sống và thế giới xung quanh. Để từ đó, đứa trẻ khi lớn lên có cái đầu khai minh, là cái đầu có khả năng phân biệt được những vấn đề của cuộc sống, đâu là đúng, đâu là sai, đâu là đẹp, đâu và xấu trong cái thế giới rộng lớn này. Hay đơn giản hơn, biết được bản thân mình là ai…

     Bên ngoài mái ấm được bảo bọc của cha mẹ, là rất nhiều những biến cố khác nhau. Vì thế, ngoài cái đầu “khai minh” thì đứa trẻ cần phải có một trái tim “xúc cảm” trước những điều diễn ra trong cuộc sống để có thể sẻ chia, biết yêu thương và được yêu thương: biết rung cảm trước cái đẹp, biết thổn thức trước nỗi đau và biết phẫn nộ trước cái ác.

    Và bên ngoài vòng tay của những người ruột thịt, còn là một cuộc sống mà đứa trẻ phải tự chịu trách nhiệm về mình và biết nghĩ cho bao người khác. Hãy giúp con trẻ, nhưng hãy để cho con trẻ tự làm những việc mà con trẻ có thể tự làm. Đó cũng chính là tư tưởng giáo dục quan trọng bậc nhất mà các nhà tư tưởng giáo dục lớn nhất của thế kỷ 20 như John Dewey, Maria Montessori, Jean Piaget… từng chia sẻ.

    Sau nữa, đứa trẻ cần được nuôi dưỡng đúng cách, cần học được cách tự chăm sóc sức khỏe của mình để có một sức vóc khỏe đẹp, một thể lực đầy đủ để nuôi dưỡng một bộ óc minh mẫn, một tâm hồn xúc cảm.

(http://giantutrung.vn/bai-viet/bat-mach-benh-vo-cam/22)

 Đọc văn bản trên và thực hiện các yêu cầu sau:

Những yếu tố nào để tạo thành một đứa con “ngon lành”được thể hiện trong văn bản?

Xem đáp án » 22/07/2024 1,517

Câu 3:

Anh chị có đồng tình với quan niệm giáo dục của tác giả hay không? Vì sao?

Xem đáp án » 22/07/2024 1,204

Câu 4:

Theo anh/chị, tại sao tác giả đưa ra lời khuyên: “Hãy giúp con trẻ, nhưng hãy để cho con trẻ tự làm những việc mà con trẻ có thể tự làm.” ?

Xem đáp án » 17/07/2024 620

Câu 5:

Em ơi em!
 Hãy nhìn rất xa
 Vào bốn ngàn năm Đất Nước
 Năm tháng nào cũng người người lớp lớp
 Con gái, con trai bằng tuổi chúng ta
 Cần cù làm lụng
 Khi có giặc người con trai ra trận
 Người con gái trở về nuôi cái cùng con
 Ngày giặc đến nhà thì đàn bà cũng đánh
 Nhiều người đã trở thành anh hùng
 Nhiều anh hùng cả anh và em đều nhớ
 Những em biết không
 Có biết bao người con gái, con trai

                                                   Trong bốn ngàn lớp người giống ta lứa tuổi
 
                                                  Họ đã sống và chết
                                                   Giản dị và bình tâm
                                                   Không ai nhớ mặt đặt tên
                                                   Nhưng họ đã làm ra Đất Nước
                                                                         ( Trích Đất Nước, Nguyễn Khoa Điềm)

    Cảm nhận của anh/ chị về hình tượng nhân dân trong dòng chảy lịch sử qua đoạn thơ trên. Từ đó, nhận xét quan niệm về người anh hùng của nhà thơ.

Xem đáp án » 18/07/2024 456

Câu hỏi mới nhất

Xem thêm »
Xem thêm »