Câu hỏi:
18/07/2024 326
II. LÀM VĂN
Từ gợi ý của đoạn trích phần Đọc hiểu, anh/chị hãy viết một đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ của bản thân về trách nhiệm của tuổi trẻ đối với đất nước.
II. LÀM VĂN
Từ gợi ý của đoạn trích phần Đọc hiểu, anh/chị hãy viết một đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ của bản thân về trách nhiệm của tuổi trẻ đối với đất nước.
Trả lời:
Phương pháp:
- Tìm hiểu đề, xác định rõ vấn đề cần nghị luận trách nhiệm của tuổi trẻ đối với đất nước.
- Phân tích, lí giải, tổng hợp.
Cách giải:
* Yêu cầu:
- Đảm bảo yêu cầu về hình thức đoạn văn.
- Xác định đúng vấn đề cần nghị luận
1. Giải thích:
- Tuổi trẻ: Là thế hệ mầm non của đất nước, đóng vai trò quan trọng trong sự phát triển tương lai của đất nước.
- Trách nhiệm: Là nghĩa vụ phải thực hiện.
=> Thế hệ trẻ cần có trách nhiệm đối với đất nước. Cụ thể trách nhiệm ấy được thể hiện ở hai phương diện đó là: bảo vệ và phát triển đất nước.
2. Bàn luận:
- Biểu hiện trách nhiệm đối với đất nước của thế hệ trẻ.
+ Trong lịch sử, thế hệ trẻ đã cống hiến xương máu để bảo vệ đất nước
DC: Những thanh niên yêu nước hi sinh cả mạng sống để bảo vệ non sông đất nước (Võ Thị Sáu, Nguyễn Văn Trỗi,…)
+ Thế hệ trẻ ngày nay sử dụng trí tuệ, sáng tạo đưa đất nước phát triển.
DC: Ngày nay có rất nhiều các bạn trẻ có những cống hiến cho đất nước, dự thi tại các kì thi của thế giới, đem vinh quan, tự hào cho đất nước (Đội tuyển U23 Việt Nam, đội tuyển Vật lý quốc gia,…)
- Trách nhiệm của thế hệ trẻ ngày nay đối với đất nước:
+ Thế hệ trẻ, với đặc điểm trẻ trung, cởi mở của mình, luôn là nét tươi sáng, tích cực của bức tranh cuộc sống.
+ Nói tới thế hệ trẻ là nói tới những hành trình đầy niềm hưng phấn, với tinh thần trách nhiệm rất cao.
+ Thế hệ trẻ cần dấn bước vào đời với quyết tâm lớn, với những hành động quyết liệt, vì mục đích đưa đất nước bước lên tầm cao mới, khẳng định được tự thể tồn tại đường hoàng của mình trước thế giới, nhân loại.
+ Thế hệ trẻ phải biết không ngừng khám phá, sáng tạo, “đi con đường người trước đã đi/ bằng rất nhiều lối mới”.
3. Liên hệ và mở rộng.
- Phải biết nhận thức đúng đắn về vấn đề dân tộc, đất nước.
- Cá nhân tích cực học tập và rèn luyện, tham gia hoạt động trải nghiệm cuộc sống…
Phương pháp:
- Tìm hiểu đề, xác định rõ vấn đề cần nghị luận trách nhiệm của tuổi trẻ đối với đất nước.
- Phân tích, lí giải, tổng hợp.
Cách giải:
* Yêu cầu:
- Đảm bảo yêu cầu về hình thức đoạn văn.
- Xác định đúng vấn đề cần nghị luận
1. Giải thích:
- Tuổi trẻ: Là thế hệ mầm non của đất nước, đóng vai trò quan trọng trong sự phát triển tương lai của đất nước.
- Trách nhiệm: Là nghĩa vụ phải thực hiện.
=> Thế hệ trẻ cần có trách nhiệm đối với đất nước. Cụ thể trách nhiệm ấy được thể hiện ở hai phương diện đó là: bảo vệ và phát triển đất nước.
2. Bàn luận:
- Biểu hiện trách nhiệm đối với đất nước của thế hệ trẻ.
+ Trong lịch sử, thế hệ trẻ đã cống hiến xương máu để bảo vệ đất nước
DC: Những thanh niên yêu nước hi sinh cả mạng sống để bảo vệ non sông đất nước (Võ Thị Sáu, Nguyễn Văn Trỗi,…)
+ Thế hệ trẻ ngày nay sử dụng trí tuệ, sáng tạo đưa đất nước phát triển.
DC: Ngày nay có rất nhiều các bạn trẻ có những cống hiến cho đất nước, dự thi tại các kì thi của thế giới, đem vinh quan, tự hào cho đất nước (Đội tuyển U23 Việt Nam, đội tuyển Vật lý quốc gia,…)
- Trách nhiệm của thế hệ trẻ ngày nay đối với đất nước:
+ Thế hệ trẻ, với đặc điểm trẻ trung, cởi mở của mình, luôn là nét tươi sáng, tích cực của bức tranh cuộc sống.
+ Nói tới thế hệ trẻ là nói tới những hành trình đầy niềm hưng phấn, với tinh thần trách nhiệm rất cao.
+ Thế hệ trẻ cần dấn bước vào đời với quyết tâm lớn, với những hành động quyết liệt, vì mục đích đưa đất nước bước lên tầm cao mới, khẳng định được tự thể tồn tại đường hoàng của mình trước thế giới, nhân loại.
+ Thế hệ trẻ phải biết không ngừng khám phá, sáng tạo, “đi con đường người trước đã đi/ bằng rất nhiều lối mới”.
3. Liên hệ và mở rộng.
- Phải biết nhận thức đúng đắn về vấn đề dân tộc, đất nước.
- Cá nhân tích cực học tập và rèn luyện, tham gia hoạt động trải nghiệm cuộc sống…
CÂU HỎI HOT CÙNG CHỦ ĐỀ
Câu 1:
I. ĐỌC HIỂU
Đọc văn bản sau và trả lời câu hỏi:
Gió và tình yêu thổi trên đất nước tôi
Gió rừng cao xạc xào lá đổ
Gió mù mịt những con đường bụi đỏ
Những dòng sông ào ạt cánh buồm căng
(…)
Dầu đêm nay ngọn gió mùa hè
Còn bề bộn một vùng gạch ngói
Lịch sử quay những vòng xoáy gian nan
Đất nước tôi như một con thuyền
Lướt trên sóng những ngực buồm trắng xóa.
Ước chi được hóa thành ngọn gió
Để được ôm trọn vẹn nước non này
Để thổi ấm những đỉnh đèo buốt giá
Để mát rượi những mái nhà nắng lửa
Để luôn luôn được trở lại với đời ...
(Trích Gió và tình yêu thổi trên đất nước tôi, Lưu Quang Vũ,
Tinh hoa thơ Việt, NXB Hội nhà văn, 2007, tr.313,317)
(NB) Đoạn trích trên được viết theo thể thơ nào?
I. ĐỌC HIỂU
Đọc văn bản sau và trả lời câu hỏi:
Gió và tình yêu thổi trên đất nước tôi
Gió rừng cao xạc xào lá đổ
Gió mù mịt những con đường bụi đỏ
Những dòng sông ào ạt cánh buồm căng
(…)
Dầu đêm nay ngọn gió mùa hè
Còn bề bộn một vùng gạch ngói
Lịch sử quay những vòng xoáy gian nan
Đất nước tôi như một con thuyền
Lướt trên sóng những ngực buồm trắng xóa.
Ước chi được hóa thành ngọn gió
Để được ôm trọn vẹn nước non này
Để thổi ấm những đỉnh đèo buốt giá
Để mát rượi những mái nhà nắng lửa
Để luôn luôn được trở lại với đời ...
(Trích Gió và tình yêu thổi trên đất nước tôi, Lưu Quang Vũ,
Tinh hoa thơ Việt, NXB Hội nhà văn, 2007, tr.313,317)
(NB) Đoạn trích trên được viết theo thể thơ nào?
Câu 2:
Phân tích diễn biến tâm trạng của nhân vật Mị được nhà văn Tô Hoài thể hiện trong đoạn trích sau:
Lúc ấy đã khuya. Trong nhà đã ngủ yên, thì Mị trở dậy thổi lửa. Ngọn lửa bập bùng sáng lên, Mị lé mắt trông sang, thấy hai mắt A Phủ cũng vừa mở, một dòng nước mắt lấp lánh bò xuống hai hõm má đã xám đen lại. Nhìn thấy tình cảnh như thế, Mị chợt nhớ lại đêm năm trước A Sử trói Mị, Mị cũng phải trói đứng thế kia. Nhiều lần khóc, nước mắt chảy xuống miệng, xuống cổ, không biết lau đi được. Trời ơi, nó bắt trói đứng người ta đến chết, nó bắt mình chết cũng thôi, nó bắt trói đến chết người đàn bà ngày trước cũng ở cái nhà này. Chúng nó thật độc ác. Cơ chừng này chỉ đêm mai là người kia chết, chết đau, chết đói, chết rét, phải chết. Ta là thân đàn bà, nó đã bắt ta về trình ma nhà nó rồi thì chỉ còn biết đợi ngày rũ xương ở đây thôi... Người kia việc gì mà phải chết thế. A Phủ... Mị phảng phất nghĩ như vậy.
Đám than đã vạc hẳn lửa. Mị không thổi, cũng không đứng lên. Mị nhở lại đời mình, Mị lại tưởng tượng như có thể một lúc nào, biết đâu A Phủ chẳng đã trốn được rồi, lúc ấy bổ con Pá Tra sẽ bảo là Mị đã cởi trói cho nó, Mị liền phải trói thay vào đấy, Mị phải chết trên cái cọc ấy. Nghĩ thế, trong tình cảnh này, làm sao Mị cũng không thấy sợ...
Lúc ấy, trong nhà đã tối bưng, Mị rón rén bước lại, A Phủ vẫn nhắm mắt, nhưng Mi tưởng như A Phủ đương biết có người bước lại... Mị rút con dao nhỏ cắt lúa, cắt nút dây mây. A Phủ cử thở phè từng hơi, không biết mê hay tỉnh. Lần lần, đến lúc gỡ được hết dây trói ở người A Phủ thì Mị cũng hốt hoảng, Mị chỉ thì thào được một tiếng “Đi ngay...”, rồi Mị nghẹn lại. A Phủ bỗng khuyu xuống, không bước nổi. Nhưng trước cái chết có thể đến nơi ngay, A Phủ lại quật sức vùng lên, chạy.
Mị đứng lặng trong bóng tối.
Rồi Mị cũng vụt chạy ra. Trời tối lắm. Nhưng Mị vẫn băng đi.
(Trích Vợ chồng A Phủ, Tô Hoài, Ngữ văn 12, tập 2, NXB Giáo dục, 2017, tr.13-14)
Phân tích diễn biến tâm trạng của nhân vật Mị được nhà văn Tô Hoài thể hiện trong đoạn trích sau:
Lúc ấy đã khuya. Trong nhà đã ngủ yên, thì Mị trở dậy thổi lửa. Ngọn lửa bập bùng sáng lên, Mị lé mắt trông sang, thấy hai mắt A Phủ cũng vừa mở, một dòng nước mắt lấp lánh bò xuống hai hõm má đã xám đen lại. Nhìn thấy tình cảnh như thế, Mị chợt nhớ lại đêm năm trước A Sử trói Mị, Mị cũng phải trói đứng thế kia. Nhiều lần khóc, nước mắt chảy xuống miệng, xuống cổ, không biết lau đi được. Trời ơi, nó bắt trói đứng người ta đến chết, nó bắt mình chết cũng thôi, nó bắt trói đến chết người đàn bà ngày trước cũng ở cái nhà này. Chúng nó thật độc ác. Cơ chừng này chỉ đêm mai là người kia chết, chết đau, chết đói, chết rét, phải chết. Ta là thân đàn bà, nó đã bắt ta về trình ma nhà nó rồi thì chỉ còn biết đợi ngày rũ xương ở đây thôi... Người kia việc gì mà phải chết thế. A Phủ... Mị phảng phất nghĩ như vậy.
Đám than đã vạc hẳn lửa. Mị không thổi, cũng không đứng lên. Mị nhở lại đời mình, Mị lại tưởng tượng như có thể một lúc nào, biết đâu A Phủ chẳng đã trốn được rồi, lúc ấy bổ con Pá Tra sẽ bảo là Mị đã cởi trói cho nó, Mị liền phải trói thay vào đấy, Mị phải chết trên cái cọc ấy. Nghĩ thế, trong tình cảnh này, làm sao Mị cũng không thấy sợ...
Lúc ấy, trong nhà đã tối bưng, Mị rón rén bước lại, A Phủ vẫn nhắm mắt, nhưng Mi tưởng như A Phủ đương biết có người bước lại... Mị rút con dao nhỏ cắt lúa, cắt nút dây mây. A Phủ cử thở phè từng hơi, không biết mê hay tỉnh. Lần lần, đến lúc gỡ được hết dây trói ở người A Phủ thì Mị cũng hốt hoảng, Mị chỉ thì thào được một tiếng “Đi ngay...”, rồi Mị nghẹn lại. A Phủ bỗng khuyu xuống, không bước nổi. Nhưng trước cái chết có thể đến nơi ngay, A Phủ lại quật sức vùng lên, chạy.
Mị đứng lặng trong bóng tối.
Rồi Mị cũng vụt chạy ra. Trời tối lắm. Nhưng Mị vẫn băng đi.
(Trích Vợ chồng A Phủ, Tô Hoài, Ngữ văn 12, tập 2, NXB Giáo dục, 2017, tr.13-14)
Câu 3:
(TH) Anh/Chị hiểu như thế nào về nội dung của các dòng thơ: Đất nước tôi như một con thuyền/ Lướt trên sóng những ngực buồm trắng xóa?
(TH) Anh/Chị hiểu như thế nào về nội dung của các dòng thơ: Đất nước tôi như một con thuyền/ Lướt trên sóng những ngực buồm trắng xóa?
Câu 4:
(TH) Chỉ rõ hiệu quả của phép điệp được sử dụng trong khổ thơ cuối của đoạn trích.
(TH) Chỉ rõ hiệu quả của phép điệp được sử dụng trong khổ thơ cuối của đoạn trích.
Câu 5:
(VD) Qua đoạn trích, anh/chị có cảm nhận gì về vẻ đẹp của non sông đất nước?
(VD) Qua đoạn trích, anh/chị có cảm nhận gì về vẻ đẹp của non sông đất nước?