Câu hỏi:
22/07/2024 190Trong một hồ ở châu Phi, người ta thấy có hai loài cá giống nhau về các đặc điểm hình thái và chỉ khác nhau về màu sắc, một loài màu đỏ và một loài có màu xám. Mặc dù cùng sống trong một hồ nhưng chúng không giao phối với nhau. Tuy nhiên, khi các nhà khoa học nuôi các cá thể của hai loài này trong một bể cá có chiếu ánh sáng đơn sắc làm chúng trông cùng màu thì các cá thể của hai loài lại giao phối với nhau và sinh con. Ví dụ trên thể hiện con đường hình thành loài bằng:
A. Cách li tập tính
B. Cách li sinh thái
C. Cách li sinh sản
D. Cách li địa lí
Trả lời:
Chọn đáp án A
Giải thích: Tập tính giao phối theo màu sắc.
CÂU HỎI HOT CÙNG CHỦ ĐỀ
Câu 1:
Một loài thực vật có bộ NST lưỡng bội 2n = 32. Một thể đột biến cấu trúc NST ở 4 cặp NST, trong đó mỗi cặp chỉ đột biến ở 1 NST. Thể đột biến này tự thụ phấn tạo ra F1. Biết quá trình giảm phân diễn ra bình thường. Theo lí thuyết, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?
I. Ở F1, hợp tử không đột biến chiếm tỉ lệ là 1/256.
II. Ở F1, hợp tử đột biến ở 1 cặp NST chiếm tỉ lệ là 3/64.
III. Ở F1, hợp tử đột biến ở 3 cặp NST chiếm tỉ lệ 27/64.
IV. Ở F1, hợp tử đột biến ở cả 4 cặp NST chiếm tỉ lệ 81/256.
Câu 2:
Ở ruồi giấm, mỗi gen quy định một tính trạng, alen trội là trội hoàn toàn, tần số hoán vị gen bằng 32%. Thực hiện phép lai P giữa ruồi cái với ruồi đực . Trong các nhận định sau, có bao nhiêu nhận định đúng?
I. Đời con có tối đa 30 loại kiểu gen khác nhau.
II. Đời con có tối đa 8 loại kiểu hình khác nhau.
III. Đời con có tỉ lệ kiểu hình mang cả 3 tính trạng trội chiếm 37,5%.
IV. Đời con có tỉ lệ kiểu hình mang cả 3 tính trạng lặn chiếm 1,36%.
Câu 3:
Ở ruồi giấm, alen A quy định mắt đỏ trội hoàn toàn so với alen a quy định mắt trắng. Theo lí thuyết, phép lai nào sau đây cho đời con có tỉ lệ 1 ruồi cái mắt đỏ : 1 ruồi cái mắt trắng : 1 ruồi đực mắt đỏ : 1 ruồi đực mắt trắng?
Câu 4:
Cho sơ đồ mô hình cấu trúc của Operon Lac ở vi khuẩn đường ruột (E. coli) như sau:
Các kí hiệu Z, Y, A trên sơ đồ chỉ
Câu 6:
Động vật ăn thịt kết nhóm là giết và đôi khi ăn thịt cả những đối thủ cạnh tranh. Động vật ăn thịt lẫn nhau có kích thước tương tự động vật ăn thịt kết nhóm, chúng ăn các con non của cá thể khác. Trong bài tập này, P1 có phần miệng hút, và P2 có kiểu miệng nhai. Ở hình dưới "R" là nguồn, "P" là động vật ăn thịt lẫn nhau hoặc động vật ăn thịt kết nhóm, "j" là con non và "a" là con trưởng thành.
1. Nếu số lượng quẩn thể P1j tăng lên, thì P2a sẽ sinh sản nhiều lên.
2. Nếu số lượng quần thể P2j giảm xuống, thì số lượng quần thể P2a tăng lên ở thế hệ tiếp theo.
3. Nếu R tăng lên, thì P2a không ăn P1j
4. Nếu R giảm xuống, thì số lượng quần thể P2a tăng ở thế hệ tiếp theo.
Có bao nhiêu nhận định nêu trên là đúng?
Câu 7:
Hình bên mô tả cơ quan sinh sản của nữ giới. Chức năng của bộ phận X là gì?
Câu 8:
Giả sử kết quả khảo sát về diện tích khu phân bố (tính theo m2) và kích thước quần thể (tính theo số lượng cá thể) của 4 quần thể sinh vật cùng loài ở cùng một thời điểm như sau:
|
Quần thể I |
Quần thể II |
Quần thể III |
Quần thể IV |
Diện tích khu phân bố |
3558 |
2486 |
1935 |
1954 |
Kích thước quần thể |
4270 |
3730 |
3870 |
4885 |
Xét tại thời điểm khảo sát, mật độ cá thể của quần thể nào trong 4 quần thể trên là cao nhất?
Câu 9:
Sinh vật nào sau đây có cặp NST giới tính ở giới cái là XX và giới đực là XO?
Câu 10:
Alen B dài 0,221 và có 1669 liên kết hiđrô, alen B bị đột biến thành alen b. Từ một tế bào chứa cặp gen Bb qua ba lần nguyên phân bình thường, môi trường nội bào đã cung cấp cho quá trình nhân đôi của cặp gen này 3927 nucleotit loại adenin và 5173 nucleotit loại guanin. Có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?
I. Gen b có 65 chu kì xoắn.
II. Chiều dài của gen b bằng chiều dài của gen B.
III. Số nucleotit từng loại của gen b là A = T = 282; G = X = 368.
IV. Dạng đột biến đã xảy ra với gen B là đột biến thay thế cặp G – X bằng 1 cặp A – T.
Câu 11:
Cánh của dơi và cánh của chim có cấu trúc khác nhau nhưng chức năng lại giống nhau. Đây là bằng chứng về:
Câu 12:
Trong quá trình diễn thế nguyên sinh, sự cạnh tranh giữa các quần thể trong quần xã diễn ra khốc liệt nhất khi nào?
Câu 13:
Ở một quần thể thực vật, AA quy định hoa đỏ; Aa quy định hoa vàng; aa quy định hoa trắng. Thế hệ xuất phát của quần thể có thành phần kiểu gen 0,16AA : 0,48Aa : 0,36aa. Theo lí thuyết, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?
I. Nếu trong quá trình sinh sản, chỉ các cây có cùng màu hoa mới giao phấn với nhau thì sẽ làm thay đổi tần số alen và thành phần kiểu gen của quần thể.
II. Nếu trong quá trình sinh sản, hạt phấn của các cây hoa đỏ không có khả năng thụ tinh thì tần số alen A sẽ tăng dần.
III. Nếu ở F2, quần thể có tỉ lệ kiểu gen: 5AA : 0,5Aa thì có thể đã chịu tác động của các yếu tố ngẫu nhiên.
IV. Nếu chọn lọc tự nhiên chống lại kiểu hình hoa vàng thì sẽ không làm thay đổi tần số alen của quần thể.
Câu 14:
Giả sử 4 quần thể của 1 loài thú được kí hiệu là A, B, C, D có diện tích phân bố và mật độ cá thể như sau:
Quần thể |
A |
B |
C |
D |
Diện tích khu phân bố (ha) |
200 |
240 |
160 |
185 |
Mật độ (cá thể/ha) |
15 |
21 |
18 |
17 |
Cho biết diện tích khu phân bố của 4 quần thể đều không thay đổi, không có xuất cư và nhập cư. Theo lí thuyết, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?
I. Quần thể A có kích thước nhỏ nhất.
II. Kích thước quần thể D lớn hơn kích thước quần thể C.
III. Quần thể D có kích thước lớn nhất.
IV. Kích thước quần thể C lớn hơn kích thước quần thể B.
Câu 15:
Khi nói về đột biến gen, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?
I. Đột biến thay thế một cặp nucleotit luôn dẫn đến kết thúc sớm quá trình dịch mã.
II. Đột biến gen tạo ra nguồn nguyên liệu sơ cấp cho tiến hóa.
III. Đột biến điểm là dạng đột biến gen liên quan đến một cặp nucleotit.
IV. Đột biến gen có thể gây hại nhưng cũng có thể vô hại hoặc có lợi cho thể đột biến.