Câu hỏi:
18/07/2024 207Trong một chu kì, khi đi từ trái sang phải theo chiều tăng dần của điện tích hạt nhân:
A. mở đầu chu kì là một phi kim điển hình (trừ chu kì 7), cuối chu kì là một khí hiếm và kết thúc chu kì là một kim loại điển hình (trừ chu kì 1).
B. mở đầu chu kì là một phi kim điển hình (trừ chu kì 7), cuối chu kì là một kim loại điển hình (trừ chu kì 1) và kết thúc chu kì là một khí hiếm.
C. mở đầu chu kì là một kim loại điển hình (trừ chu kì 1), cuối chu kì là một phi kim điển hình (trừ chu kì 7) và kết thúc chu kì là một khí hiếm.
D. mở đầu chu kì là một kim loại điển hình (trừ chu kì 1), cuối chu kì là một khí hiếm và kết thúc chu kì là một phi kim điển hình (trừ chu kì 7).
Trả lời:
Đáp án đúng là: C
Trong một chu kì, khi đi từ trái sang phải theo chiều tăng dần của điện tích hạt nhân: mở đầu chu kì là một kim loại điển hình (trừ chu kì 1), cuối chu kì là một phi kim điển hình (trừ chu kì 7) và kết thúc chu kì là một khí hiếm.
Ví dụ: Trong chu kì 3, mở đầu chu kì là nguyên tố sodium (Na), là một kim loại điển hình; cuối chu kì là nguyên tố chlorine (Cl), là một phi kim điển hình và kết thúc chu kì là nguyên tố khí hiếm argon (Ar).
CÂU HỎI HOT CÙNG CHỦ ĐỀ
Câu 1:
Nguyên tắc nào sau đây không đúng khi sắp xếp các nguyên tố hóa học trong bảng tuần hoàn?
Câu 3:
Cho mô hình cấu tạo nguyên tử lithium:
Nguyên tố lithium thuộc chu kì
Câu 4:
Các nguyên tố nằm ở phía trên, bên phải của bảng tuần hoàn là các nguyên tố
Câu 5:
Biết nguyên tố chlorine thuộc nhóm A và có mô hình cấu tạo nguyên tử như sau:
Nguyên tốc chlorine thuộc