Câu hỏi:
06/10/2024 116Tìm câu phát biểu sai:
A. Các tôn giáo được Nhà nước công nhận đều bình đẳng trước pháp luật, có quyền hoạt động tôn giáo theo quy định của pháp luật
B. Quyền hoạt động tín ngưỡng, tôn giáo của công dân trên tinh thần tôn trọng pháp luật, phát huy giá trị văn hoá, đạo đức tôn giáo được Nhà nước bảo đảm
C. Hoạt động tín ngưỡng, tôn giáo theo quy định của pháp luật được Nhà nước bảo đảm; các cơ sở tôn giáo hợp pháp được pháp luật bảo hộ
D. Các tôn giáo được Nhà nước công nhận, được hoạt động khi đóng thuế hàng năm
Trả lời:
Đáp án đúng là : D
- Câu phát biểu sai là Các tôn giáo được Nhà nước công nhận, được hoạt động khi đóng thuế hàng năm.
- Trong suốt chiều dài lịch sử dân tộc, ở Việt Nam không có tôn giáo nào giữ vị trí độc tôn mà các tôn giáo đều bình đẳng trước pháp luật, không bị phân biệt đối xử. Các tôn giáo chung sống hài hòa, đoàn kết, gắn bó đồng hành với dân tộc, không có xung đột sắc tộc, tôn giáo.
+ Quyền bình đẳng giữa các tôn giáo được hiểu là các tôn giáo ở Việt Nam đều có quyền hoạt động tôn giáo trong khuôn khổ của pháp luật; đều bình đẳng trước pháp luật; những nơi thờ tự; tín ngưỡng, tôn giáo được pháp luật bảo hộ.
- Các đáp án còn lại đều là quyền bình đẳng giữa các tôn giáo
→ D đúng,A,B,C sai.
* Bình đẳng giữa các tôn giáo
a. Khái niệm bình đẳng giữa các tôn giáo
- Các tôn giáo ở Việt Nam đều có hoạt động tôn giáo trong khuôn khổ của Pháp luật, đều bình đẳng trước pháp luật, những nơi thờ tự tín ngưỡng, tôn giáo được pháp luật bảo vệ.
b. Nội dung cơ bản quyền bình đẳng giữa các tôn giáo
- Các tôn giáo được nhà nước công nhận đều bình đẳng trước pháp luật, có quyền hoạt động tôn giáo theo quy định của pháp luật.
+ Công dân bình đẳng về quyền và nghĩa vụ, phải tôn trọng lẫn nhau và không bị phân biệt đối xử vì lí do tôn giáo;
+ Các tín đồ có trách nhiệm sống tốt đời đẹp đạo, yêu nước, phát huy những giá trị văn hóa tốt đẹp, chấp hành pháp luật,...
- Hoạt động tín ngưỡng, tôn giáo theo quy định của pháp luật được nhà nước bảo đảm; các cơ sở tôn giáo hợp pháp được pháp luật bảo hộ.
+ Các tôn giáo bình đẳng như nhau, tự do hoạt động trong khuôn khổ pháp luật.
+ Các cơ sở tôn giáo hợp pháp được pháp luật bảo hộ, nghiêm cấm việc xâm phạm.
c. Ý nghĩa quyền bình đẳng giữa các tôn giáo
- Là cơ sở, tiền đề quan trọng của khối đại đoàn kết dân tộc
- Thúc đẩy tình đoàn kết keo sơn gắn bó nhân dân Việt Nam,
- Tạo thành sức mạnh tổng hợp của cả dân tộc ta trong công cuộc xây dựng đất nước phồn vinh.
d. Chính sách của Đảng và pháp luật của nhà nước về quyền bình đẳng giữa các tôn giáo
- Nhà nước đảm bảo quyền hoạt động tín ngưỡng tôn giáo theo quy định của pháp luật
- Nhà nước thừa nhận và đảm bảo cho công dân có hoặc không có tôn giáo được hưởng mọi quyền công dân và có trách nhiệm thực hiện nghĩa vụ công dân.
- Đoàn kết đồng bào theo các tôn giáo khác nhau, đồng bào theo tôn giáo không theo tôn giáo xây dựng khối đại đoàn kết dân tộc
- Nghiêm cấm mọi hành vi vi phạm quyền tự do tôn giáo, lợi dụng các vấn đề dân tộc, tín ngưỡng, tôn giáo để hoạt động trái pháp luật.
Xem thêm các bài viết liên quan,chi tiết khác:
Lý thuyết GDCD 12 Bài 5: Quyền bình đẳng giữa các dân tộc tôn giáo
Mục lục Giải GDCD 12 Bài 5: Quyền bình đẳng giữa các dân tộc, tôn giáo
CÂU HỎI HOT CÙNG CHỦ ĐỀ
Câu 1:
Tử tù X vượt ngục vào ca trực của đại uý M. Sau ba ngày vượt ngục, X đã đến phòng trọ người yêu cũ là S nhờ mua thẻ điện thoại để liên lạc. Sau đó, X ra đường gọi taxi do anh P điều khiển nhờ đưa đến cửa hàng nhà bà H để mua quần áo thì bị cơ quan công an khống chế, bắt trở lại trại giam. Trong trường hợp này, những ai sau đây sẽ phải chịu trách nhiệm pháp lý?
Câu 3:
Công nhân B đi làm muộn mười phút nên bị bảo vệ xí nghiệp X không cho vào. Xin mãi không được, công nhân B đã có lời lẽ xúc phạm bảo vệ nên hai bên to tiếng, sỉ nhục nhau. Quá tức giận, công nhân B phá cổng xông vào đánh bảo vệ phải đi cấp cứu. Công nhân B và bảo vệ vi phạm quyền nào dưới đây của công dân?
Câu 4:
Anh N ép buộc vợ phải nghỉ việc ở nhà để chăm sóc gia đình nên vợ chồng anh thường xuyên xảy ra mâu thuẫn. Anh N đã vi phạm quyền bình đẳng giữa vợ và chồng trong quan hệ nào dưới đây?
Câu 6:
Sự thay đổi của các hình thái kinh tế - xã hội theo chiều hướng nào?
Câu 8:
Quyền, nghĩa vụ của vợ, chồng chỉ phát sinh và được pháp luật bảo vệ sau khi họ
Câu 9:
Một trong những đặc điểm để phân biệt pháp luật với quy phạm đạo đức là gì?
Câu 10:
Cuộc Cách mạng khoa học kĩ thuật lần thứ nhất diễn ra vào thời gian nào?
Câu 12:
Nguyên nhân dẫn đến sự thay đổi từ chế độ xã hội này bằng chế độ xã hội khác là gì?
Câu 13:
Cho rằng trong quá trình xây nhà, ông A đã lấn chiếm một phần lối đi chung của xóm nên bà C bực tức xông vào nhà ông A chửi mắng và bị con ông A bắt rồi nhốt trong nhà kho hai ngày. Con ông A đã vi phạm quyền nào dưới đây của công dân?
Câu 14:
Anh M dùng chiếc ô tô tải để vận chuyển vật liệu xây dựng đem đi bán cho nhân dân trong xã mình ở. Trong trường hợp này, thuộc tính nào của ô tô đã được thực hiện?
Câu 15:
Hoạt động có mục đích, có ý thức của con người làm biến đổi những yếu tố của tự nhiên cho phù hợp với nhu cầu của con người được gọi là gì?