Câu hỏi:
21/08/2024 255Theo quy định của pháp luật, công dân có thể thực hiện quyền tố cáo trong trường hợp nào sau đây?
A. Phát hiện cơ sở sản xuất tiền giả.
B. Phải kê khai tài sản cá nhân.
C. Bị buộc thôi việc không rõ lí do.
D. Nhận tiền công khác với thỏa thuận.
Trả lời:
Đáp án đúng là: A
- Theo quy định của pháp luật, công dân có thể thực hiện quyền tố cáo trong trường hợp Phát hiện cơ sở sản xuất tiền giả.
- Phải kê khai tài sản cá nhân - quyền khiếu nại
→ B sai
- Bị buộc thôi việc không rõ lí do - quyền khiếu nại
→ C sai.
- Nhận tiền công khác với thỏa thuận - quyền khiếu nại
→ D sai.
* Quyền khiếu nại, tố cáo của công dân
a. Khái niệm quyền khiếu nại, tố cáo của công dân
- Quyền khiếu nại, tố cáo :
+ Là quyền dân chủ cơ bản của công dân được quy định trong hiến pháp.
+ Là công cụ để nhân dân thực hiện dân chủ trực tiếp trong những trường hợp cần bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của công dân, tổ chức bị hành vi trái pháp luật xâm hại.
- Quyền khiếu nại là quyền công dân, cơ quan, tổ chức được đề nghị cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền xem xét lại hành vi hành chính khi có căn cứ cho rằng hành vi đó trái pháp luật, xâm phạm quyền, lợi ích của công dân.
- Quyền tố cáo là quyền công dân được phép báo cho cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền về hành vi vi phạm pháp luật của bất cứ cơ quan, tổ chức, cá nhân nào gây thiệt hại hoặc đe doạ đến lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của công dân, cơ quan, tổ chức.
b. Nội dung quyền khiếu nại, tố cáo của công dân
- Người có quyền khiếu nại, tố cáo:
+ Người khiếu nại: mọi cá nhân, tổ chức có quyền khiếu nại.
+ Người tố cáo: Chỉ có công dân có quyền tố cáo.
- Người có thẩm quyền giải quyết khiếu nại, tố cáo
+ Người đứng đầu cơ quan hành chính có quyết định, hành vi hành chính bị khiếu nại;
+ Người đứng đầu cơ quan cấp trên trực tiếp của cơ quan hành chính có quyết định, hành vi hành chính bị khiếu nại;
+ Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, Tổng Thanh tra Chính phủ, thủ tướng chính phủ.
- Người giải quyết khiếu nại:
+ Người đứng đầu cơ quan tổ chức có thẩm quyền quản lý người bị tố cáo.
+ Người đứng đầu cơ quan tổ chức cấp trên của cơ quan, tổ chức người bị tố cáo;
+ Chánh Thanh tra các cấp, Tổng Thanh tra Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ.
* Quy trình khiếu nại và giải quyết khiếu nại:
- Bước 1: Người khiếu nại nộp đơn khiếu nại đến các cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền giải quyết khiếu nại.
- Bước 2: Người giải quyết khiếu nại xem xét giải quyết khiếu nại theo thẩm quyền và trong thời gian do luật quy định.
- Bước 3: Nếu người khiếu nại đồng ý với kết quả giải quyết thì quyết định của người giải quyết khiếu nại có hiệu lực thi hành.
- Bước 4: Người giải quyết khiếu nại lần hai xem xét, giải quyết yêu cầu của người khiếu nại.
* Quy trình tố cáo và giải quyết tố cáo gồm các bước sau:
- Bước 1: Người tố cáo gửi đơn tố cáo đến cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền giải quyết tố cáo.
- Bước 2: Người giải quyết tố cáo phải tiến hành việc xác minh và giải quyết nội dung tố cáo.
- Bước 3: Nếu người tố cáo có căn cứ cho rằng việc giải quyết tố cáo không đúng pháp luật hoặc quá thời gian quy định mà tố cáo không được giải quyết thì người tố cáo có quyền tố cáo với cơ quan, tổ chức cấp trên trực tiếp của người giải quyết tố cáo.
- Bước 4: Cơ quan tổ chức, cá nhân giải quyết tố cáo lần hai có trách nhiệm giải quyết trong thời gian luật quy định.
c. Ý nghĩa của quyền tố cáo, khiếu nại của công dân
- Là quyền dân chủ quan trọng trong đời sống của công dân.
- Là cơ sở pháp lí để công dân thực hiện một cách có hiệu quả quyền công dân của mình trong một xã hội dân chủ, để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của công dân, ngăn chặn những việc làm trái pháp luật, xâm phạm lợi ích của Nhà nước, tổ chức và công dân.
- Quyền công dân được bảo đảm, bộ máy nhà nước được củng cố vững mạnh.
Xem thêm các bài viết liên quan,chi tiết khác:
CÂU HỎI HOT CÙNG CHỦ ĐỀ
Câu 1:
Anh C kí hợp đồng thuê nhà của ông D để ở với thời hạn 2 năm. Trong thời gian đó, phát hiện ông D sử dụng pháo nổ trái phép, anh C đã làm đơn tố cáo ông D khiến ông bị cơ quan chức năng lập biên bản xử phạt. Biết anh C là người tố cáo mình, ông D đơn phương chấm dứt hợp đồng, trả lại tiền thuê nhà cho anh C và đuổi anh ra khỏi nhà mà không thông báo trước cho anh C. Ông D đã vi phạm pháp luật nào sau đây?
Câu 2:
Anh B là chủ một cơ sở sản xuất đã làm giả hồ sơ thành lập công ty để lôi kéo chị D góp vốn với mục đích chiếm đoạt tài sản của chị. Sau khi nhận được 1 tỉ đồng góp vốn của chị D, anh B bí mật đem theo toàn bộ số tiền đó bỏ trốn nên chị D đã tố cáo sự việc này với cơ quan chức năng. Anh B phải chịu trách nhiệm pháp lí nào sau đây?
Câu 4:
Nội dung nào sau đây thể hiện quy định của pháp luật về sự bình đẳng của công dân trong việc thực hiện nghĩa vụ trước Nhà nước và xã hội?
Câu 5:
Anh D là chủ một cơ sở sản xuất hàng thủ công mỹ nghệ đã có nhiều giải pháp để tăng số lượng đại lý tại nhiều địa phương nhằm cung cấp sản phẩm của mình. Anh D đã thực hiện quyền bình đẳng trong kinh doanh ở nội dung nào sau đây?
Câu 6:
Công dân Việt Nam thuộc các dân tộc khác nhau khi đủ điều kiện mà pháp luật quy định đều có quyền bầu cử và ứng cử, quyền này thể hiện quyền bình đẳng giữa các dân tộc về
Câu 7:
Theo quy định của pháp luật, công dân vi phạm quyền bất khả xâm phạm về thân thể khi
Câu 8:
Trên cùng một địa bàn, khách sạn của chị C và khách sạn của chị D đều chưa trang bị đầy đủ thiết bị phòng, chống cháy nổ theo đúng quy định. Trong một lần kiểm tra, phát hiện sự việc trên nhưng ông X là cán bộ có thẩm quyền chỉ lập biên bản xử phạt chị C mà bỏ qua lỗi của chị D vì chị D là em họ của ông. Biết chuyện, em trai chị C là anh Y làm nghề tự do đã bịa đặt việc chị D sử dụng chất cấm để chế biến thức ăn khiến lượng khách hàng của chị D giảm sút. Những ai sau đây vi phạm quyền bình đẳng trong kinh doanh?
Câu 9:
Theo quy định của pháp luật, một trong những nội dung của quyền được phát triển là mọi công dân đều được
Câu 10:
Một trong những nội dung của quyền bình đẳng trong lao động là mọi công dân đều được thực hiện quyền lao động thông qua
Câu 11:
Vợ chồng anh B, chị A cùng 2 con gái chung sống với mẹ đẻ của anh B là bà C làm giám đốc một công ty tư nhân. Do không ép được chị A sinh thêm con thứ 3 với hi vọng có được cháu trai, bà C đã bịa đặt chị A ngoại tình để xúi giục anh B li hôn vợ. Bức xúc với mẹ chồng, chị A bí mật rút tiền tiết kiệm của 2 vợ chồng rồi bỏ việc ở công ty của bà C và về kinh doanh cùng mẹ đẻ của chị. Chị A và bà C cùng vi phạm quyền bình đẳng trong lĩnh vực nào sau đây?
Câu 12:
Bà Q viết bài đăng báo bày tỏ lòng tri ân đối với các nhân viên y tế đã luôn tiên phong trong cuộc chiến phòng, chống dịch COVID-19. Bà Q đã thực hiện quyền nào sau đây của công dân?
Câu 14:
Bình đẳng về trách nhiệm pháp lí là bất kì công dân nào vi phạm pháp luật đều phải