Câu hỏi:

27/05/2022 67

Theo quan niệm của thuyết tiến hóa hiện đại, phát biểu nào sau đây về chọn lọc tự nhiên là sai?

A. Chọn lọc tự nhiên tác động trực tiếp lên kiểu hình và qua đó gián tiếp tác động lên vốn gen của quần thể. 

B. Chọn lọc tự nhiên không bao giờ loại bỏ hết alen lặn ra khỏi quần thể. 

C. Kết quả của chọn lọc tự nhiên là hình thành cá thể mang kiểu hình thích nghi với môi trường. 

Đáp án chính xác

D. Chọn lọc chống lại alen trội có thể nhanh chóng làm thay đổi tần số alen của quần thể.

Trả lời:

verified Giải bởi Vietjack

Đáp án C

Phát biểu sai là: Kết quả của chọn lọc tự nhiên là hình thành cá thể mang kiểu gen quy định kiểu hình thích nghi với môi trường

CÂU HỎI HOT CÙNG CHỦ ĐỀ

Câu 1:

Ở người, alen A quy định thuận tay phải trội hoàn toàn so với alen a quy định thuận tay trái các gen nằm trên nhiễm sắc thể thường. Một người phụ nữ thuận tay trái kết hôn với người đàn ông thuận tay phải thuộc quần thể này. Biết xác suất bắt gặp người thuận tay phải là 64%. Xác xuất để người con đầu lòng của cặp vợ chồng này thuận tay phải là

Xem đáp án » 27/05/2022 1,090

Câu 2:

Chiều cao của cây được di truyền theo kiểu tương tác cộng gộp, mỗi alen trội đều có tác dụng làm cây cao hơn.

Trong một loài cây, chiều cao được tìm thấy dao động từ 6 đến 36 cm. Cho lai hai cây 6 cm và 36cm, kết quả là tất cả các con đều cao 21 cm. Trong các cây F2,hầu hết các cây là 21cm và chỉ có 1/64 trong số đó là 6cm. Cho biết bao nhiêu ý sau đây đúng?

I. Ba gen liên quan đến việc xác định độ cao của cây.

II. Sáu kiểu hìոh khác nhau đã được quan sát thấy trong F2.

III. Có 7 kiểu gen có thể có ở cây cao 21 cm.

IV. Trong F2, số сâу 11 cm tương đương với số сâу 26 cm

Xem đáp án » 27/05/2022 437

Câu 3:

Ở một loài, gen qui định màu hạt có 3 alen theo thứ tự trội hoàn toàn A > a1 > a, trong đó alen A quy định hạt đen ; a1 – hạt xám ; a – hạt trắng. Biết tế bào noãn (n+1) có khả năng thụ tinh bình thường còn hạt phấn n+1 không có khả năng này. Khi cho cá thể Aa1a tự thụ phấn thì F1 có tỷ lệ phân ly kiểu hình là

Xem đáp án » 27/05/2022 318

Câu 4:

Ở ruồi giấm, mỗi gen quy định một tính trạng, alen trội là trội hoàn toàn.

Phép lai:  tạo ra FAbaBXEDY×AbaBXeDXed

Trong các kết luận sau, có bao nhiêu kết luận đúng?

I. Đời con F1 có số loại kiểu gen tối đa là 56.

II. Số cá thể mang cả 4 tính trạng trội ở F1 chiếm 25%.

III. Số cá thể đực có kiểu hình trội về 2 trong 4 tính trạng trên ở F1 chiếm 6,25%.

IV. Ở F1 có 12 loại kiểu hình.

Xem đáp án » 27/05/2022 239

Câu 5:

Theo lý thuyết, phép lai nào sau đây cho đời con có nhiều kiểu gen nhất?

Xem đáp án » 27/05/2022 158

Câu 6:

Một gen ở sinh vật nhân sơ có số lượng các loại nucleotit trên một mạch là A=70; G=100; X= 90; T=80. Gen này nhân đôi một lần, số nucleotit loại X mà môi trường cung cấp là

Xem đáp án » 27/05/2022 140

Câu 7:

Trong phép lai giữa hai cá thể có kiểu gen: AaBbDdEeHh × aaBBDdeehh. Các cặp gen quy định các tính trạng khác nhau nằm trên các cặp NST tương đồng khác nhau. Tỷ lệ đời con có kiểu hình trội về tất cả 5 tính trạng trên là

Xem đáp án » 27/05/2022 136

Câu 8:

Cho các nhận định sau:

(1) Sự tiếp hợp chỉ xảy ra giữa các NST thường, không xảy ra ở NST giới tính.

(2) Mỗi tế bào nhân sơ gồm 1 NST được cấu tạo từ ADN và protein histon.

(3) NST là cơ sở vật chất di truyền ở cấp độ tế bào.

(4) Ở các loài gia cầm, NST giới tính của con cái là XX, của con đực là XY.

(5) Ở người, trên NST giới tính Y có chứa nhân tố SRY có vai trò quan trọng quy định nam tính.

Số nhận định sai là:

Xem đáp án » 27/05/2022 128

Câu 9:

ở một loài động vật có vú ngẫu phối, xét 3 gen: Gen 1 có 3 alen nằm trên nhiễm sắc thể thường; gen 2 có 3 alen và gen 3 và 4 alen cùng nằm trên nhiễm sắc thể giới tính ở vùng tương đồng. Có bao nhiêu phát biểu sau đây là đúng?

(1) Số kiểu gen tối đa trong quần thể là 1332

(2) Số kiểu gen đồng hợp tối đa trong quần thể là 36

(3) Số kiểu gen dị hợp tối đa trong quần thể 162

(4) Số kiểu giao phối tối đa trong quần thể là 11232

Xem đáp án » 27/05/2022 128

Câu 10:

Ở người bệnh đục thủy tinh thể ở mắt do gen trội A quy định, bệnh giòn xương do gen trội B quy định. Hai gen này nằm trên các cặp nhiễm sắc thể thường khác nhau. Người đàn ông bị đục thủy tinh thể lấy vợ bị bệnh giòn xương đã sinh ra một người con trai khỏe mạnh bình thường và đang chuẩn bị đón đứa con thứ hai chào đời. Biết rằng cả cha chồng và cha vợ đều không mắc 2 bệnh này. Có bao nhiêu phát biểu sau đây phù hợp với bệnh cảnh của gia đình ?

I. Mẹ chồng và mẹ vợ chắc chắn mắc ít nhất 1 bệnh trên.

II. Xác suất đứa con thứ hai không mắc bệnh nào là 56,25%.

III. Người con trai đầu lòng chỉ có một kiểu gen duy nhất.

IV. Xác suất đứa con thứ hai mắc cả hai bệnh bằng với xác suất không mắc bệnh nào.

Xem đáp án » 27/05/2022 126

Câu 11:

Trong một gia đình, mẹ có kiểu gen XBXb, bố có kiểu gen XBY sinh được con gái có kiểu gen XBXbXb. Biết rằng quá trình giảm phân ở bố và mẹ đều không xảy ra đột biến gen và đột biến cấu trúc nhiễm sắc thể. Kết luận nào sau đây là đúng về quá trình giảm phân của bố và mẹ?

Xem đáp án » 27/05/2022 125

Câu 12:

Ở một loài thực vật, tính trạng màu hoa do hai gen không alen là A và B tương tác với nhau quy định. Nếu trong kiểu gen có cả hai gen trội A và B thì cho kiểu hình hoa đỏ; khi chỉ có một loại gen trội A hoặc B hay toàn bộ gen lặn thì cho kiểu hình hoa trắng. Tính trạng chiều cao cây do một gen gồm hai alen là D và d quy định, trong đó gen D quy định thân thấp trội hoàn toàn so với alen d quy định thân cao. Biết các gen nằm trên các NST khác nhau. Tính theo lí thuyết, phép lai AaBbDd × aaBbDd cho đời con có kiểu hình thân cao, hoa đỏ chiếm tỉ lệ

Xem đáp án » 27/05/2022 122

Câu 13:

Gen A có chiều dài 153nm và có 1169 liên kết hiđrô bị đột biến thành alen a. Cặp gen Aa tự nhân đôi lần thứ nhất đã tạo ra các gen con, tất cả các gen con này lại tiếp tục nhân đôi lần thứ hai. Trong 2 lần nhân đôi, môi trường nội bào đã cung cấp 1083 nuclêôtit loại ađênin và 1617 nuclêôtit loại guanin. Dạng đột biến đã xảy ra với gen A là

Xem đáp án » 27/05/2022 120

Câu 14:

Trong các phát biểu sau đây, có bao nhiêu phát biểu đúng về quá trình hình thành loài bằng con đường địa lý và con đường sinh thái?

(1)Hình thành loài bằng con đường sinh thái thường xảy ra đối với các loài động vật có khả năng phát tán mạnh.

(2)Quá trình hình thành loài bằng con đường địa lý thường gắn liền với quá trình hình thành quần thể thích nghi, tuy nhiên không phải quá trình hình thành quần thể thích nghi đều nhất thiết dẫn đến quá trình hình thành loài mới.

(3)Quá trình hình thành loài mới bằng cách li địa lý thường diễn ra chậm qua nhiều qua nhiều giai đoạn trung gian chuyển tiếp.

(4)Loài mới được hình thành loài bằng con đường sinh thái do hai quần thể của cùng loài sống trong cùng khu vực địa lý nhưng thích nghi với những điều kiện sinh thái khác nhau dẫn đến cách li sinh sản và hình thành loài mới.

Xem đáp án » 27/05/2022 116

Câu 15:

Cho cây hoa đỏ P tự thụ phấn, thu được F1 gồm 56,25% cây hoa đỏ: 37,5% cây hoa hồng và 6,25% cây hoa trắng. cho tất cả các cây hoa hồng ở F1 giao phấn với nhau, thu được F2. Biết rằng không xảy ra đột biến, theo lý thuyết tỷ lệ kiểu hình ở F2

Xem đáp án » 27/05/2022 114

Câu hỏi mới nhất

Xem thêm »
Xem thêm »