Câu hỏi:
23/07/2024 230Sự ngang ngược và tội ác của giặc được lột tả như thế nào? Đoạn văn tố cáo tội ác giặc đã khơi gợi được điều gì ở tướng sĩ?
Trả lời:
Tác giả vạch ra tội ác và sự hống hách, ngang ngược của giặc:
- Bộ mặt của giặc được phơi bày bằng những việc trong thực tế:
+ Đi lại nghênh ngang, sỉ mắng triều đình.
+ Bắt nạt tể phụ, đòi lụa ngọc, thu vàng bạc, vét của kho.
→ Lột tả bộ mặt ngang ngược, thói tham lam, sự độc ác của những quân giặc, đồng thời bày tỏ sự căm phẫn, thái độ khinh bỉ cực độ của tác giả.
- Sử dụng lối nói so sánh, ẩn dụ:
+ So sánh quân giặc với thân dê chó, lưỡi cú diều.
+ Hình ảnh được đặt trong thế đối sánh để tỏ rõ sự căm thù, khinh bỉ cực độ: uốn lưỡi cũ diều- sỉ mắng triều đình, đem thân dê chó- bắt nạt tể phụ.
→ Tố cáo tội ác của giặc, tác giả đã khơi gợi lòng tự tôn, tự trọng dân tộc, khơi gợi lòng tướng sĩ thái độ căm phẫn trước kẻ thù và trách nhiệm với đất nước.
CÂU HỎI HOT CÙNG CHỦ ĐỀ
Câu 1:
Hãy nêu một số đặc sắc nghệ thuật đã tạo nên sức thuyết phục người đọc bằng cả nhận thức và tình cảm ở bài Hịch tướng sĩ.
Câu 2:
Chứng minh bài Hịch tướng sĩ vừa có lập luận chặt chẽ, sắc bén vừa giàu hình tượng, cảm xúc, do đó có sức thuyết phục cao.
Câu 3:
Giọng văn là lời vị chủ soái nói với tướng sĩ dưới quyền hay là lời người cùng cảnh ngộ? Là lời khuyên răn bày tỏ thiệt hơn hay là lời nghiêm khắc cảnh cáo? Cách viết của tác giả có tác động tới tướng sĩ như thế nào?
Câu 5:
Sau khi nêu mối ân tình giữa chủ soái và tướng sĩ, Trần Quốc Tuấn phê phán những hành động sai của tướng sĩ, đồng thời khẳng định những hành động đúng nên làm là có dụng ý gì? Khi phê phán hay khẳng định, tác giả tập trung vào vấn đề gì? Tại sao phải như vậy?
Câu 6:
Phát biểu cảm nhận về lòng yêu nước của Trần Quốc Tuấn được thể hiện qua bài hịch
Câu 7:
Phân tích lòng yêu nước, căm thù giặc của Trần Quốc Tuấn qua đoạn văn tác giả tự nói lên nỗi lòng mình.
Câu 8:
Khích lệ nhiều mặt để tập trung vào một hướng, đó là cách triển khai lập luận của bài Hịch tướng sĩ. Hãy làm sáng tỏ điều này bằng một lược đồ về kết cấu của bài hịch.