Câu hỏi:

20/11/2024 107

Plasmit sử dụng trong kĩ thuật di truyền có đặc điểm nào sau đây đúng?

A. Là vật chất di truyền chủ yếu trong tế bào nhân sơ và trong tế bào thực vật

B. Là phân tử ARN mạch kép, dạng vòng

C. Là phân tử AND mạch thẳng

D. Có khả năng nhân đôi độc lập với AND nhiễm sắc thể của tế bào chủ

Đáp án chính xác

Trả lời:

verified Giải bởi Vietjack

Đáp án đúng là : D

- Plasmit sử dụng trong kĩ thuật di truyền có đặc điểm,có khả năng nhân đôi độc lập với AND nhiễm sắc thể của tế bào chủ.

(plasmit có khả năng mang gen cần chuyển từ tế bào cho, có khả năng xâm nhập vào tế bào chủ (tế bào nhận) và có khả năng điều khiển nhân đôi độc lập với hệ gen của tế bào chủ (tế bào nhận).

- Là vật chất di truyền chủ yếu trong tế bào nhân sơ và trong tế bào thực vật (chỉ có ở tế bào nhân sơ).

→ A sai.

-  Là phân tử ARN mạch kép, dạng vòng. (AND kép, vòng).

→ B sai

-  Là phân tử AND mạch thẳng (AND kép, vòng)

→ C sai

* Các bước cần tiến hành trong kĩ thuật chuyển gen

Lý thuyết Sinh học 12 Bài 20: Tạo giống nhờ công nghệ gen | Lý thuyết Sinh 12 ngắn gọn

a. Tạo ADN tái tổ hợp

Lý thuyết Sinh học 12 Bài 20: Tạo giống nhờ công nghệ gen | Lý thuyết Sinh 12 ngắn gọn

- ADN tái tổ hợp là 1 phân tử ADN nhỏ được lắp ráp từ các đoạn ADN lấy từ các tế bào khác nhau.

- Thể truyền là 1 phân tử ADN nhỏ có khả năng nhân đôi một cách đọc lập với hệ gen của tế bào và có thể gắn vào hệ gen của tế bào.

- Các loại thể truyền: plasmit, virut, NST nhân tạo, thể thực khuẩn.

- Các bước tạo ADN tái tổ hợp:

+ Tách thể truyền và hệ gen cần chuyển ra khổi ế bào.

+ Dùng Restrictaza để cắt ADN và Plasmid tại những điểm xác định, tạo đầu dính.

+ Dùng Ligaza để gắn ADN và Plasmid lại thành ADN tái tổ hợp.

b. Đưa ADN tái tổ hợp vào tế bào nhận

Lý thuyết Sinh học 12 Bài 20: Tạo giống nhờ công nghệ gen | Lý thuyết Sinh 12 ngắn gọn

- Dùng CaCl2 hoặc dùng xung điện để làm giãn màng sinh chất của tế bào nhận.

- Phân tử ADN tái tổ hợp dễ dàng chui qua màng vào tế bào nhận.

* Tải nạp: Trường hợp thể truyền là phagơ, chúng mang gen cần chuyển chủ động xâm nhập vào tế bào chủ (vi khuẩn).

c. Phân lập (tách) dòng tế bào chứa ADN tái tổ hợp

Lý thuyết Sinh học 12 Bài 20: Tạo giống nhờ công nghệ gen | Lý thuyết Sinh 12 ngắn gọn

- Nhận biết tế bào có ADN tái tổ hợp bằng cách chọn thể truyền có gen đánh dấu

Xem thêm các bài viết liên quan,chi tiết khác:

Lý thuyết Sinh học 12 Bài 20: Tạo giống nhờ công nghệ gen

Mục lục Giải Sinh học 12 Bài 20: Tạo giống nhờ công nghệ gen

 

 

CÂU HỎI HOT CÙNG CHỦ ĐỀ

Câu 1:

Ở người (2n = 46), một tế bào sinh dưỡng đang nguyên phân, số NST ở kì giữa là bao nhiêu?

Xem đáp án » 18/07/2024 204

Câu 2:

Khi nói đến sự điều hòa hoạt động của gen, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?

I. Điều hòa hoạt động của gen sau phiên mã thực chất là điều khiển sự trưởng thành và thời gian tồn tại của mARN.

II. Ở sinh vật nhân thực, một gen có thể tổng hợp nên các phân tử protein khác nhau.

III. Hoạt động của gen cấu trúc chịu sự kiểm soát chủ yếu của gen điều hòa.

IV. Sự điều hòa hoạt động của operon Lac ở E.coli dựa vào tương tác của protein ức chế với vùng vận hành.

Xem đáp án » 22/07/2024 182

Câu 3:

Quan sát một tế bào của 1 loài động vật đang phân bào (hình vẽ), các kí hiệu B, e, f là các NST. Có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?

I.              Trong tế bào có 12 cromatit.

II.            Tế bào đang ở kì giữa của giảm phân 1.

III.          Bộ NST lưỡng bội của loài là 2n = 6.

IV.         Kết thúc quá trình này, mỗi tế bào con có bộ nst là n = 3.

Xem đáp án » 21/07/2024 169

Câu 4:

Khi nói về giới hạn sinh thái, có bao nhiêu phát biểu sau đây là đúng?

I.              Giới hạn sinh thái là khoảng của các nhân tố sinh thái gây ức chế cho hoạt động sinh lí của sinh vật.

II.            Giới hạn sinh thái là khoảng giá trị xác định về một nhân tố sinh thái mà trong khoảng đó dinh vật có thể tồn tại và phát triển ổn định theo thời gian.

III.          Giới hạn sinh thái là khoảng của các nhân tố sinh thái ở mức độ phù hợp, đảm bảo cho sinh vật thực hiện các chức năng sống tốt nhất.

IV.         Loài có giới hạn sinh thái về nhiệt độ rộng thì khả năng có vùng phân bố rộng.

Xem đáp án » 15/07/2024 151

Câu 5:

Hiện tượng nào sau đây là do đột biến?

Xem đáp án » 03/07/2024 133

Câu 6:

Ở thực vật lưỡng bội, người ta tiến hành giao phấn giữa hai cây P, thu được F1 gồm 240 cây có hoa trắng, 60 cây có hoa vàng và 20 cây có hoa tím. Biết không phát sinh đột biến mới, sự biểu hiện của gen không lệ thuộc môi trường và các tổ hợp gen có sức sống giống nhau. Theo lý thuyết, có bao nhiêu kết luận sau đây đúng?

I.              Nếu cho cây P nói trên lai phân tích thu được thế hệ con Fa: 25% vàng : 50% trắng : 25% tím.

II.            Tính trạng màu hoa di truyền tương tác bổ sung.

III.          Đem cây hoa vàng ở F1 giao phấn tự do thì ở F2 tỉ lệ hoa vàng là 8/9.

IV.         Đem cây hoa vàng ở F1 tự thụ phấn thì ở F2 tỉ lệ hoa tím là 1/6.

Xem đáp án » 22/07/2024 114

Câu 7:

Nói chung trong các hệ sinh thái, khi chuyển từ bậc dinh dưỡng thấp lên bậc dinh dưỡng cao liền kề, trung bình trong sinh quyền năng lượng mất đi khoảng bao nhiêu?

Xem đáp án » 06/07/2024 114

Câu 8:

Hai loài sinh học (loài giao phối) thân thuộc thì

Xem đáp án » 29/06/2024 111

Câu 9:

Khi nói đến tổng tiết diện các đoạn mạch, vận tốc máu và áp lực máu ở hệ tuần hoàn kín. Có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?

I.              Khi tâm thất co sẽ đẩy máu vào động mạch.

II.            Máu về tim (về tâm nhĩ) là máu tĩnh mạch.

III.          Vận tốc máu tỉ lệ nghịch với tiết diện các đoạn mạch.

IV.         Áp lực máu tỉ lệ nghịch với tổng tiết diện các đoạn mạch.

Xem đáp án » 15/07/2024 110

Câu 10:

Đacuyn là người đầu tiên đưa ra khái niệm gì?

Xem đáp án » 23/07/2024 109

Câu 11:

Nhân tố tiến hóa làm biến đổi thành phần kiểu gen và tần số tương đối của các alen của quần thể theo một hướng xác định là

Xem đáp án » 22/07/2024 107

Câu 12:

Dựa vào hình vẽ dạ dày của thú ăn thực vật, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?

I.              Dạ cỏ của trâu, bò lớn hơn dạ dày thú ăn thịt.

II.            Dạ múi khế là nơi biến đổi hóa học chính của dạ dày của động vật ăn thực vật nhai lại.

III.          Dạ dày trâu, bò, hươu, nai, dê, cừu là dạ dày 4 ngăn.

IV.         Đường đi của thức ăn trong ống tiêu hóa: Miệng -> thực quản ->dạ cỏ ->dạ tổ ong ->thực quản

->miệng (nhai kĩ)->thực quản->dạ lá lách->dạ múi khế.

Xem đáp án » 29/06/2024 107

Câu 13:

Các kết quả nghiên cứu về sự phân bố của các loài đã diệt vong cũng như các loài đang tồn tại có thể cung cấp bằng chứng cho thấy sự giống nhau giữa các sinh vật chủ yếu là do

Xem đáp án » 21/07/2024 106

Câu 14:

Ở một loài thực vật, alen A quy định thân cao trội hoàn toàn so với alen a quy định thân thấp; alen B quy định quả đỏ trội hoàn toàn so với alen b quy định quả vàng. Theo lý thuyết, phép lai: AaBb x aaBb cho đời con có kiểu hình thân cao, quả đỏ chiếm tỉ lệ bao nhiêu?

Xem đáp án » 12/07/2024 104

Câu 15:

Khi nói đến diễn thế thứ sinh, có bao nhiêu phát biểu sau đây là đúng?

I.              Diễn thế thứ sinh xảy ra ở môi trường mà trước đó chưa có quần xã sinh vật.

II.            Diễn thế thứ sinh không làm thay đổi điều kiện môi trường sống của quần xã.

III.          Diễn thế thứ sinh không làm thay đổi thành phần loài của quần xã.

IV.         Diễn thế thứ sinh có thể dẫn đến hình thành nên quần xã tương đối ổn định hoặc suy thoái.

Xem đáp án » 29/06/2024 98

Câu hỏi mới nhất

Xem thêm »
Xem thêm »