Câu hỏi:
15/11/2024 232Pháp luật Việt Nam nghiêm cấm thực hiện hành vi nào dưới đây?
A. Khai thác hợp lí nguồn lợi thủy - hải sản.
B. Đổ chất thải, chất độc hại ra môi trường.
C. Khai thác hợp lí tài nguyên thiên nhiên.
D. Sử dụng các nguồn năng lượng sạch.
Trả lời:
Đáp án đúng là: B
- Pháp luật Việt Nam nghiêm cấm thực hiện hành vi Đổ chất thải, chất độc hại ra môi trường.
- Hành vi xả chất thải trái phép ra môi trường là hành động bị nghiêm cấm theo quy định của Điều 7 Luật Bảo vệ môi trường 2020. Điều này bao gồm việc vận chuyển, chôn, lấp, đổ, thải chất thải rắn hoặc chất thải nguy hại không tuân theo quy trình kỹ thuật hoặc luật lệ về bảo vệ môi trường.
→ B đúng.A,C,D sai.
* Sự cần thiết bảo vệ môi trường và tài nguyên thiên nhiên
- Môi trường và tài nguyên thiên nhiên đóng vai trò vô cùng quan trọng đối với cuộc sống của con người, là nền tảng để xây dựng kinh tế, văn hoá và xã hội.
- Chúng cung cấp cho con người các nguồn tài nguyên và điều kiện sống, giúp cho sự phát triển trí tuệ, đạo đức và tinh thần của con người.
- Bảo vệ và bảo tồn môi trường, tài nguyên thiên nhiên để duy trì sự phát triển bền vững cho tương lai của con người và hành tinh chúng ta.
- Bảo vệ môi trường và tài nguyên thiên nhiên là nhiệm vụ cấp thiết đối với tất cả mọi người, tổ chức, cộng đồng và nhà nước, bởi vì chúng đóng vai trò quan trọng trong đời sống và phát triển của con người.
- Bảo vệ môi trường có thể giúp duy trì một môi trường trong lành, sạch đẹp và đảm bảo cân bằng sinh thái, cũng như giảm thiểu tác động tiêu cực của con người và thiên nhiên.
- Bảo vệ tài nguyên thiên nhiên cũng đóng vai trò quan trọng trong việc bảo đảm nguồn tài nguyên không bị cạn kiệt.
2. Quy định cơ bản của pháp luật về bảo vệ môi trường và tài nguyên thiên nhiên
- Pháp luật Việt Nam đặt ra những quy định nghiêm ngặt để bảo vệ môi trường và tài nguyên thiên nhiên.
- Những hành vi chặt, phá, lấn chiếm, đốt rừng, đưa chất cháy nổ, săn bắn, nuôi nhốt, giết, tàng trữ, buôn bán động vật rừng trái quy định đều bị cấm.
- Việc khai thác tài nguyên thiên nhiên cũng phải tuân thủ quy định của pháp luật và chỉ được thực hiện khi được cơ quan quản lí nhà nước có thẩm quyền cho phép.
- Các hoạt động liên quan đến thuỷ sản cũng phải được thực hiện đúng quy định.
- Nghiêm cấm việc huỷ hoại nguồn lợi thuỷ sản, nơi cư trú của các loài thuỷ sản, khai thác hoặc nuôi trồng thuỷ sản ảnh hưởng đến môi trường sống.
- Việc đổ chất thải hoặc chất độc hại vào nguồn nước, vào lòng đất cũng bị nghiêm cấm, vì gây ô nhiễm, suy thoái, cạn kiệt nguồn nước.
- Việc khai thác trái phép khoáng sản, cát, sỏi trên sông, suối, kênh rạch cũng làm ảnh hưởng đến dòng chảy của nước, gây sạt lở, biến dạng dòng chảy, do đó cũng bị nghiêm cấm theo pháp luật.
3. Một số bảo vệ môi trường và tài nguyên thiên nhiên
- Tuân thủ các quy định pháp luật liên quan đến bảo vệ tài nguyên và môi trường.
- Tham gia tích cực các hoạt động và phong trào bảo vệ môi trường tại địa phương.
- Tổ chức tuyên truyền để nâng cao nhận thức của người dân, cộng đồng, doanh nghiệp về bảo vệ môi trường và thúc đẩy phát triển kinh tế ít chất thải, kinh tế tuần hoàn, trồng rừng.
- Nghiêm cấm mọi hoạt động làm suy kiệt tài nguyên và gây hại cho môi trường.
- Phê phán và đấu tranh với những hành vi gây ô nhiễm môi trường và phá hoại tài nguyên thiên nhiên.
Xem thêm các bài viết liên quan,chi tiết khác:
Lý thuyết GDCD 8 Bài 5: Bảo vệ môi trường và tài nguyên thiên nhiên
Giải GDCD 8 Bài 5: Bảo vệ môi trường và tài nguyên thiên nhiên
CÂU HỎI HOT CÙNG CHỦ ĐỀ
Câu 1:
Điền cụm từ thích hợp vào chỗ trống (….) trong khái niệm sau đây: “…….. là các yếu tố tự nhiên và xã hội bao quanh con người (không khí, nước, độ ẩm, sinh vật,…) ảnh hưởng trực tiếp và tác động đến các hoạt động sống của con người”.
Câu 2:
Nội dung nào sau đây không phản ánh đúng tầm quan trọng của môi trường và tài nguyên thiên nhiên?
Câu 3:
Ý kiến nào dưới đây đúng khi bàn về vấn đề bảo vệ môi trường và tài nguyên thiên nhiên?
Câu 4:
Ý kiến nào dưới đây không đúng khi bàn về vấn đề bảo vệ môi trường và tài nguyên thiên nhiên?
Câu 5:
“Những của cải có sẵn trong tự nhiên mà con người có thể khai thác, chế biến, sử dụng phục vụ cuộc sống (mỏ khoáng sản, dầu khí, động vật,…)” - đó là nội dung của khái niệm nào sau đây?
Câu 6:
Hành vi nào dưới đây đã vi phạm với quy định của pháp luật về bảo vệ tài nguyên thiên nhiên?
Câu 7:
“Đề ra các chính sách bảo vệ môi trường; quản lí, và sử dụng hiệu quả, bền vững các nguồn tài nguyên thiên nhiên” là vai trò của chủ thể nào dưới đây?
Câu 8:
Pháp luật Việt Nam không nghiêm cấm thực hiện hành vi nào sau đây?
Câu 9:
Chủ thể nào trong tình huống dưới đây đã có ý thức bảo vệ môi trường?
Tình huống. Trên đường đi học về, H và T phát hiện một chiếc ô tô đang đổ phế thải xuống bờ mương thoát nước của xóm mình. H rủ T đi báo công an xã, nhưng T từ chối vì cho rằng: đây không phải là việc của mình. Không đồng tình với T, H đã bí mật dùng điện thoại, chụp lại hành vi vi phạm và biển số của chiếc ô tô kia, sau đó nhanh chóng báo cho lực lượng công an xã.
Câu 11:
Hành vi nào dưới đây thực hiện đúng quy định của pháp luật về bảo vệ tài nguyên thiên nhiên?
Câu 12:
Nội dung nào dưới đây không phản ánh đúng biện pháp bảo vệ môi trường, tài nguyên thiên nhiên?
Câu 13:
Để góp phần bảo vệ môi trường, em có thể thực hiện hành động nào sau đây?
Câu 14:
Thấy mọi người trong xóm lén vào trong núi đào vàng, P hẹn với K sáng hôm sau cùng tham gia. Nếu là K, em nên lựa chọn cách ứng xử nào dưới đây?