Câu hỏi:

14/07/2024 61

một loài thực vật lưỡng bội, alen A quy định tính trạng thân cao trội hoàn toàn so với alen a quy định tính trạng thân thấp, alen B quy định tính trạng hoa đỏ trội hoàn toàn so với alen b quy định tính trạng hoa trắng. Một quần thể ngẫu phối đang ở trạng thái cân bằng di truyền có kiểu hình gồm: 42,84% thân cao, hoa đỏ: 41,16% thân cao, hoa trắng: 8,16% thân thấp, hoa đỏ: 7,84% thân thấp, hoa trắng. Biết quần thể không chịu sự tác động của các nhân tố tiến hóa, các gen quy định các tính trạng nằm trên các nhiễm sắc thể thường khác nhau. Theo lí thuyết, trong các phát biểu sau, có bao nhiêu phát biểu sai?

(1) Các cây thân cao, hoa đỏ có kiểu gen dị hợp chiếm tỉ lệ 20,16%.

(2) Các cây có kiểu gen đồng hợp chiếm tỉ lệ 11,08%.

(3) Cho các cây thân cao, hoa đỏ trong quần thể giao phấn ngẫu nhiên với nhau thì đời con thu được kiểu hình gồm 10800 cây thân cao, hoa đỏ: 2205 cây thân cao, hoa trắng: 960 cây thân thấp, hoa đỏ: 196 cây thân thấp, hoa trắng.

(4) Cho các cây thân cao, hoa trắng giao phấn ngẫu nhiên với các cây thân thấp, hoa đỏ thu được các cây có kiểu gen dị hợp ở đời con chiếm tỉ lệ 25/49.

A. 3

Đáp án chính xác

B. 2

C. 1

D. 4

Trả lời:

verified Giải bởi Vietjack

* Gọi tần số alen A, a, B, b lần lượt là p, q, p’, q’ (p + q = 1, p’ + q’ = 1)

Do 2 tính trạng đang xét phân li độc lập và quần thể đang ở trạng thái cân bằng di truyền nên khi xét riêng cấu trúc gen của từng loại tính trạng thì mỗi cấu trúc này cũng ở trạng thái cân bằng di truyền.

- Xét tính trạng chiều cao

Quần thể cân bằng

 =>Cấu trúc P: p2 AA: 2pq Aa: q2 aa.

=> q2 = tỉ lệ thấp = 8,16% + 7,84% = 16% = 0,16.

=> q = 0,4 =>  p = 0,6.

=> P: 0,36 AA: 0,48 Aa: 0,16 aa.

- Xét tính trạng màu sắc

Quần thể cân bằng

=> Cấu trúc P: p’2 BB: 2p’q’ Bb: q’2 bb

=> q2 = tỉ lệ trắng = 41,16% + 7,84% = 49% = 0,49.

=> q’= 0,7 = p’ = 0,3.

=> P: 0,09 BB: 0,42 Bb: 0,49 bb.

   Vậy P: (0,36 AA: 0,48 Aa: 0,16 aa)  x  (0,09 BB: 0,42 Bb: 0,49 bb).

* Kiểm chứng các phát biểu

   (1) Các cây thân cao, hoa đỏ có kiểu gen dị hợp chiếm tỉ lệ 20,16%.

   Ta có: % cao, đỏ có kiểu gen dị hợp = %A-B- - %AABB = %A-B- - %AA   x  %BB

   = 42,84% (giả thiết) - 36%  x  9% = 39,6%.

   => (1) Sai.

   (2) Các cây có kiểu gen đồng hợp chiếm tỉ lệ 11,08%.

Ta có: % kiểu gen đồng hợp

= (%AA + %aA)  x  (%BB + %bb) = (100% - %Aa) x (100% - %Bb) = 52%  x  58% = 30,16%

=> (2) Sai.

(3) Cho các cây thân cao, hoa đỏ trong quần thể giao phấn ngẫu nhiên với nhau thì đời con thu được kiểu hình gồm 10800 cây thân cao, hoa đỏ: 2205 cây thân cao, hoa trắng: 960 cây thân thấp, hoa đỏ: 196 cây thân thấp, hoa trắng.

   Nhận xét: Cao, đỏ giao phấn ngẫu nhiên = (cao x  cao)(đỏ  x  đỏ).

- Tính trạng chiều cao:

Trong tổng số cây thân cao thì

AA chiếm p2/(p2+2pq) = p2/(1-q2) = 0,36/0,84 = 3/7,

Aa chiếm 1- 3/7 = 4/7.

=> A-  x  A- : (3/7 AA : 4/7 Aa)  x  (3/7 AA: 4/7 Aa)

Đời con aa = 4/7.1/2.4/7.1/2=4/49, A- = 1- 4/49 = 45/49.

- Tính trạng màu sắc:

   Tương tự, trong tổng số cây hoa đỏ thì BB chiếm 3/17, Bb chiếm 14/17.

  => B-  x  B- : (3/17 BB: 14/17 Bb) x (3/17 BB: 14/17 Bb).

   Đời con: bb = 14/17.1/2.14/17.1/2 = 49/289, B- = 1 – 49/289 = 240/289.

   Vậy: Cao, đỏ giao phấn ngẫu nhiên à  Đời con: (45/49 A- : 4/49 aa)  x  (240/289 B- : 49/289 bb) => tỉ lệ kiểu hình đời con đã cho.

   => 3 đúng.

(4) Cho các cây thân cao, hoa trắng giao phấn ngẫu nhiên với các cây thân thấp, hoa đỏ thu được các cây có kiêu gen dị hợp ở đời con chiếm tỉ lệ 25/49.

   Nhận xét: Cao, trắng  x  Thấp, đỏ = (cao x thấp) x (trắng x đỏ).

Ta có:

   + A- x aa (3/7 AA : 4/7 Aa) x aa à đời con: 2/7 aa.

   + bb => B-: bb  x  (3/17 BB : 14/17 Bb) à đời con: 7/17 bb.

   => (4) Sai.

   Vậy chọn (1), (2), (4).

Vậy: A đúng.

CÂU HỎI HOT CÙNG CHỦ ĐỀ

Câu 1:

Điều hoà hoạt động của gen sau phiên mã thực chất là

Xem đáp án » 15/07/2024 696

Câu 2:

Cho các ví dụ sau:

(1) Sán lá gan sống trong gan bò.

(2) Ong hút mật hoa.

(3) Tảo giáp nở hoa gây độc cho cá, tôm.

(4) Trùng roi sống trong ruột mối.

Những ví dụ phản ánh mối quan hệ hỗ trợ giữa các loài trong quần xã là

Xem đáp án » 22/07/2024 168

Câu 3:

Khi nói đến quá trình phân giải kị khí trong hô hấp thực vật, có bao phát biểu nào sau đây sai?

I. Xảy ra khi rễ bị ngập úng, hạt bị ngâm vào nước.

II. Xảy ra cây ở trong điều kiện thiếu oxi.

III. Xảy ra ở tế bào chất của tế bào.

IV. Diễn ra quá 3 quá trình là đường phân, lên men và chu trình Crep.

Xem đáp án » 19/07/2024 155

Câu 4:

Mỗi gen mã hóa protein điển hình có 3 vùng trình tự nucleotit. Vùng trình tự nucleotit nằm ở đầu 5' trên mạch mã gốc của gen có chức năng

Xem đáp án » 20/07/2024 146

Câu 5:

Khi nói đến những điểm khác nhau giữa ADN ở tế bào nhân sơ và ADN trong nhân ở tế bào nhân thực, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?

I. ADN ở tế bào nhân sơ có dạng vòng còn ADN trong nhân ở tế bào nhân thực không có dạng vòng.

II. Các bazơ nitơ giữa hai mạch của ADN trong nhân ở tế bào nhân thực liên kết theo nguyên tắc bổ sung còn các bazơ nitơ của ADN ở tế bào nhân sơ không liên kết theo nguyên tắc bổ sung.

III. ADN ở tế bào nhân sơ chỉ có một chuỗi polinucleotit còn ADN trong nhân ở tế bào nhân thực gồm hai chuỗi polinucleotit.

IV. Đơn phân của ADN trong nhân ở tế bào nhân thực là A, T, G, X còn đơn phân của ADN ở tế bào nhân sơ là A, U, G, X.

Xem đáp án » 22/07/2024 145

Câu 6:

ATP được cấu tạo từ 3 thành phần nào?

Xem đáp án » 16/07/2024 128

Câu 7:

Dựa trên hình vẽ thí nghiệm minh họa hô hấp thực vật, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?

 

   I. Khí hút ra phía bên phải thí nghiệm là khí giàu CO2.

II. Sau thí nghiệm, ống nghiệm bên phải nước vôi vẫn đục là do hạt hô hấp thải ra CO2.

III. Dòng khí bên trái cung cấp vào bình chứa hạt nảy mầm có nhiều CO2.

IV. Khí hút ra bên phải bình chứa hạt là khí giàu CO2 mà nghèo O2.

Xem đáp án » 20/07/2024 127

Câu 8:

Khi nói đến phiên mã và dịch mã, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?

I. Trong quá trình dịch mã, thường trong cùng thời điểm, trên mỗi mARN thường có một số riboxom hoạt động được gọi là polixom.

II. Trong quá trình dịch mã, nguyên tắc bổ sung giữa codon và anticodon thể hiện trên toàn bộ các nucleotit của mARN.

III. Trong quá trình dịch mã, riboxom dịch chuyển trên mARN theo chiều 3’  5’. Điểm giống nhau trong cơ chế của quá trình phiên mã và dịch mã là đều dựa trên nguyên tắc bổ sung.

IV. Quá trình phiên mã ở sinh vật nhân thực, chỉ diễn ra trên mạch mã gốc của gen.

Xem đáp án » 19/07/2024 127

Câu 9:

Khi cho lai cà chua thuần chủng thân cao (A), hoa đỏ (B), quả tròn (D) với thân thấp (a), hoa vàng (b), quả bầu dục (d) được F1. Cho lai phân tích F1 thu được Fa với số lượng như sau: 240 cây thân cao, hoa đỏ, quả tròn, 240 cây thân thấp, hoa vàng, quả bầu dục, 60 cây thân cao, hoa đỏ, quả bầu dục, 60 cây thân thấp, hoa vàng, quả tròn, 40 cây thân cao, hoa vàng, quả bầu dục, 40 cây thân thấp, hoa đỏ, quả tròn, 10 cây thân thấp, hoa đỏ, quả bầu dục, 10 cây thân cao, hoa vàng, quà tròn. Quy luật di truyền chi phối 3 tính trạng này là:

Xem đáp án » 20/07/2024 117

Câu 10:

 

Quan sát một tế bào của 1 loài động vật đang phân bào bình thường (hình vẽ), các kí hiệu A, a, B, b, H, h, f là các NST. Có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?

I. Tế bào đang ở kì đầu của quá trình giảm phân 1.

II. Bộ NST lưỡng bội của loài là 2n = 8.

III. Một nhóm, gồm 4 tế bào sinh dục đực sơ khai tiến nguyên phân 3 lần, các tế bào con tạo ra đều qua vùng chín giảm phân tạo giao tử, các giao tử tham gia thụ tinh đã hình thành 12 hợp tử. Hiệu suất thụ tinh của giao tử là 9,375%.

IV. Một nhóm, gồm 4 tế bào sinh dục cái sơ khai tiến nguyên phân 5 lần, các tế bào con tạo ra đều qua vùng chín giảm phân tạo giao tử, các giao tử tham gia thụ tinh đã hình thành 12 hợp tử. Số NST bị tiêu biến trong các thể định hướng và trứng không được thụ tinh là 1000.

 

Xem đáp án » 19/07/2024 115

Câu 11:

Đồng hoá là gì?

Xem đáp án » 14/07/2024 112

Câu 12:

Một cơ thể có kiểu gen ABC/abc. Biết có hai điểm trao đổi chéo không đồng thời xảy ra. Không phát sinh đột biến, theo lý thuyết, thì số loại giao tử của nó là:

Xem đáp án » 08/07/2024 108

Câu 13:

Nếu kích thước quần thể giảm xuống dưới mức tối thiểu thì điều gì có thể xảy ra đối với quần thể đó?

Xem đáp án » 08/07/2024 107

Câu 14:

Khi nói đến thuyết tiến hoá nhỏ, có bao nhiêu phát biểu nào dưới đây sai?

I. Tiến hoá nhỏ là quá trình biến đổi tần số alen và tần sổ kiểu gen của quần thể qua các thế hệ.

II. Tiến hoá nhỏ là quá trình biến đổi vốn gen của quần thể qua thời gian.

III. Tiến hoá nhỏ diễn ra trong thời gian địa chất lâu dài và chỉ có thể nghiên cứu gián tiếp.

IV. Tiến hoá nhỏ diễn ra trong thời gian lịch sử tương đối ngắn, phạm vi tương đối hẹp.

Xem đáp án » 08/07/2024 104

Câu 15:

Các quá trình dưới đây xảy ra trong một tế bào nhân chuẩn:

1 - Phiên mã;                                                    

2 - Gắn riboxom vào mARN;

3 - Cắt các intron ra khỏi ARN;                       

4 - Gắn ARN polimeraza vào ADN;

5 - Chuỗi polipeptit cuộn xoắn lại;

6 - Metionin bị cắt ra khỏi chuỗi polipeptit.

Trình tự đúng là:

Xem đáp án » 19/07/2024 104

Câu hỏi mới nhất

Xem thêm »
Xem thêm »