Câu hỏi:
17/11/2024 454Nội dung nào dưới đây không thể hiện mục đích của việc áp dụng trách nhiệm pháp lí?
A. Giáo dục ý thức tôn trọng pháp luật.
B. San bằng lợi ích kinh tế.
C. Răn đe người khác không vi phạm.
D. Kiềm chế việc làm sai phạm.
Trả lời:
Đáp án đúng là: B
- San bằng lợi ích kinh doanh không thể hiện mục đích của việc áp dụng trách nhiệm pháp lí.
B đúng
- A sai vì nó giúp người vi phạm nhận thức được hậu quả hành vi sai trái, từ đó nâng cao ý thức tuân thủ pháp luật, ngăn ngừa tái phạm và bảo vệ trật tự xã hội.
- C sai vì nó tạo ra một ví dụ tiêu cực, cảnh báo cho người khác về hậu quả của hành vi vi phạm, từ đó ngăn chặn những hành vi tương tự trong tương lai.
- D sai vì nó ngăn cản người vi phạm lặp lại hành vi sai trái và tạo ra áp lực để họ tuân thủ pháp luật trong tương lai.
* Mở rộng:
* Trách nhiệm pháp lý
Trách nhiệm pháp lý được hiểu là hậu quả bất lợi do Nhà nước áp dụng đối với các cá nhân, tổ chức có hành vi vi phạm pháp luật, khi bắt đầu có hành vi vi phạm thì cá nhân hay tổ chức đều phải chịu chế tài được quy định trong pháp luật.
Trách nhiệm pháp lý sẽ tùy thuộc vào mức độ vi phạm của chủ thể mà sẽ có chế tài tương xứng để răn đe, giáo dục.
Hiện pháp luật nước ta có trách nhiệm dân sự, trách nhiệm hành chính và trách nhiệm hình sự. Trong đó trách nhiệm dân sự và hành chính được coi là trách nhiệm nhẹ hơn, thường người vi phạm sẽ phải bồi thường một khoản tiền nhất định khi vi phạm. Còn trách nhiệm hình sự thì nặng hơn với những chế tài như phạt tù, cấm hành nghề, đình chỉ và cả tử hình. Người chịu trách nhiệm hình sự có thể bị cách ly khỏi xã hội để cải tạo.
CÂU HỎI HOT CÙNG CHỦ ĐỀ
Câu 1:
Các anh A, B, C, D cùng được cấp phép kinh doanh thuốc tân dược. Sau khi bị thu hồi giấy phép kinh doanh do nhiều lần trì hoãn nộp thuế, anh A đã nhờ và được anh B đồng ý bán giúp mười hộp thuốc kháng sinh dù biết thuốc đó quá hạn sử dụng. Vốn có mâu thuẫn với anh B, anh C thông tin sự việc trên cho anh D đồng thời làm đơn tố cáo anh B. Ngay lập tức, anh D đã đe dọa tống tiền buộc anh B phải đưa cho mình 5 triệu đồng. Những ai sau đây vi phạm pháp luật hành chính?
Câu 2:
Khi phát hiện con gái mình có dấu hiệu bị xâm hại bởi một đối tượng gần nhà, chị D đã gửi đơn tố cáo lên cơ quan công an thành phố. Trong trường hợp này, pháp luật thể hiện vai trò nào dưới đây?
Câu 3:
Biết người yêu mình là anh A nghiện ma túy, chị B cùng gia đình đã chủ động cự tuyệt và kiên quyết ngăn cản không cho anh A đến nhà. Sau nhiều lần tìm gặp đều bị người yêu từ chối, muốn níu kéo tình cảm, anh A đột nhập vào phòng riêng của chị B để lại lá thư có nội dung đe dọa sẽ tự sát nếu không cưới được chị làm vợ. Anh A đã vi phạm quyền nào dưới đây của công dân?
Câu 4:
Ông S là giám đốc; anh B, anh D, chị A là nhân viên và chị Q là nhân viên tập sự cùng làm việc tại công ty X. Anh D tố cáo việc anh B đe dọa chị A làm chị A đột ngột bỏ việc trốn đi biệt tích. Vì thế, cán bộ cơ quan chức năng đến gặp ông S để xác minh sự việc. Cho rằng anh D cố tình hạ thấp uy tín của mình, ông S đã kí quyết định sa thải anh và phân công chị Q tạm thời đảm nhận phần việc của anh D. Những ai sau đây vi phạm quyền bình đẳng trong lao động?
Câu 5:
Cô giáo H đã cho Hội khuyến học phường X mượn ngôi nhà cô được thừa kế riêng làm địa điểm mở lớp học tình thương mặc dù chồng cô muốn dành ngôi nhà đó để gia đình nghỉ ngơi vào cuối tuần. Cô giáo H đã thực hiện pháp luật theo hình thức nào dưới đây?
Câu 6:
Phát hiện chị H là hàng xóm chứng kiến mình đánh nhân viên bảo vệ tòa nhà gãy chân, anh T đã thuê anh K bắt cóc con gái chị H để uy hiếp dọa chị phải giữ im lặng. Sau đó phát hiện con gái bị hoảng loạn tinh thần phải vào viện điều trị nên chồng chị H là anh B đã xông vào nhà anh T đập phá tài sản. Những ai sau đây vi phạm quyền được pháp luật bảo hộ về tính mạng, sức khỏe của công dân?
Câu 7:
Các quy phạm pháp luật do nhà nước ban hành được bắt nguồn và thực hiện trong
Câu 8:
Ông B là chủ tịch, bà P phó chủ tịch, anh G, anh H và chị C là nhân viên, anh K là bảo vệ cùng làm việc tại phường X. Trong một cuộc họp, ông B ngắt lời không cho anh H phát biểu khi anh lên tiếng phê bình chị C. Do anh H phản đối việc bị ngắt lời nên bà P đã yêu cầu anh K buộc anh H phải rời cuộc họp. Vốn có mâu thuẫn từ trước với ông B, anh G đã viết bài chia sẻ sự việc lên mạng xã hội làm cho uy tín của ông B bị ảnh hưởng. Những ai sau đây vi phạm quyền tự do ngôn luận của công dân?
Câu 9:
Trong cuộc họp tiếp xúc cử tri nơi cư trú, để lấy ý kiến về các nhân sự bầu cử đại biểu hội đồng nhân dân, anh D lên tiếng phản đối một số nhân sự tham gia ứng cử, do ông A Chủ tịch mặt trận đưa ra. Nhưng chị K là thư kí cuộc họp không ghi ý kiến của anh D vào biên bản. Khi bà M phát hiện và phê phán việc này, ông A đã ngắt lời, đuổi bà M ra khỏi cuộc họp. Sau đó, chị G là con gái bà M đã viết bài nói xấu ông A trên mạng xã hội. Những ai dưới đây vi phạm quyền tham gia quản lí nhà nước và xã hội của công dân?
Câu 10:
Việc chính quyền xã tổ chức cho người dân thảo luận về kế hoạch sử dụng đất ở địa phương là bảo đảm quyền tham gia quản lí nhà nước và xã hội của công dân ở phạm vi
Câu 11:
Nhân viên A phát hiện giám đốc cơ quan Z có hành vi lợi dụng chức vụ để chiếm đoạt tài sản công nên đã đưa thông tin này lên mạng xã hội. Nhân viên A vận dụng sai quyền nào dưới đây của công dân?
Câu 12:
Anh K và anh G cùng đến cơ quan chức năng của tỉnh M để làm tờ khai hải quan, xuất khẩu hàng hóa, nhưng cả hai đều chưa hoàn thành các thủ tục theo quy định nên chưa được cấp phép. Được cán bộ có thẩm quyền H gợi ý, anh G đã đưa cho anh H 20 triệu đồng nên được cấp phép ngay. Một cán bộ khác tên L cũng hứa giúp K nếu anh chịu bỏ ra 20 triệu nhưng anh K không đồng ý. Những ai dưới đây đã vi phạm quyền bình đẳng trong kinh doanh?
Câu 13:
Trường Trung học phổ thông X trang bị hệ thống máy tính có kết nối mạng internet trong phòng đọc phục vụ nhu cầu học tập của học sinh. Trường X đã tạo điều kiện để học sinh thực hiện nội dung nào dưới đây của quyền được phát triển?
Câu 14:
Mọi công dân đều có quyền tự do lựa chọn hình thức tổ chức kinh doanh tùy theo khả năng và sở thích của mình là thực hiện pháp luật theo hình thức nào?
Câu 15:
Sau khi tốt nghiệp đại học, anh L một thanh niên người dân tộc thiểu số đã được sự bảo lãnh của ngân hàng chính sách xã hội để vay vốn cho dự án phát triển du lịch cộng đồng. Khi tiếp nhận hồ sơ xin cấp phép, anh T cán bộ cơ quan chức năng đã loại hồ sơ của L với lý do anh là thanh niên người dân tộc thiểu số chưa có nhiều kinh nghiệm, việc phát triển du lịch cộng đồng sẽ kéo theo nhiều tệ nạn xã hội. Anh L đã bị vi phạm quyền bình đẳng giữa các dân tộc trên lĩnh vực