Câu hỏi:
06/09/2024 3,337Một quần thể ngẫu phối có thành phần kiểu gen ở thế hệ P là 0,2AA : 0,4Aa:0,4aa. Theo lý thuyết, tần số kiểu gen ở thế hệ F1 là:
A. 0,16AA: 0,48Aa : 0,36aa.
B. 0,63AA:0,48Aa : 0,16aa.
C. 0,2AA: 0,4 Aa : 0,42aa.
D. 0,3AA: 0,2Aa : 0,5aa.
Trả lời:
Đáp án đúng là: A
* Phương pháp giải
- Bước 1: Tính tần số alen qua các thế hệ.
Quần thể có thành phần kiểu gen: xAA:yAa:zaa
Tần số alen
- Bước 2: Tìm cấu trúc di truyền của quần thể ở thế hệ F1.
Quần thể cân bằng di truyền có cấu trúc p2AA + 2pqAa +q2aa =1.
* Lời giải
Quần thể P có cấu trúc: 0,2AA : 0,4Aa:0,4aa.
Tần số alen ở P:
Sau 1 thế hệ ngẫu phối thì F1 sẽ đạt cân bằng di truyền và có cấu trúc: 0,16AA: 0,48Aa : 0,36aa.
A đúng.
* Đặc điểm của quần thể tự phối
- Quần thể tự phối điển hình là những quần thể thực vật tự thụ phấn, quần thể động vật lưỡng tính tự thụ tinh.
- Sự tự phối qua nhiều thế hệ làm cho quần thể dần dần phân thành các dòng thuần có kiểu gen khác nhau, sự chọn lọc trong dòng thuần không có hiệu quả.
- Cấu trúc di truyền của quần thể có kiểu gen dị hợp tự phối biến đổi qua các thế hệ theo hướng giảm dần tỉ lệ dị hợp tử và tăng dần tỉ lệ đồng hợp tử những không làm thay đổi tần số tương đối của các alen, làm cho quần thể dần được đồng hợp hóa.
* Công thức tính tần số alen trong quần thể
Tổng quát: 1 quần thể có tần số các alen lần lượt là : xAA + yAa + zaa = 1
Gọi fA; fa lần lượt là tần số alen A và a thì ta có công thức:
fA= và fa =
* Công thức tính thành phần kiểu gen trong quần thể nội phối (tự thụ phấn, tự phối)
Xét 1 gen gồm 2 alen A và a.
Giả sử quần thể ban đầu có 100% Aa với n: số thế hệ tự phối.
+ Tỉ lệ kiểu gen dị hợp qua n lần tự phối =
+ Tỉ lệ kiểu gen đồng hợp mỗi loại (AA = aa) qua n lần tự phối =
Chú ý: Nếu quần thể ban đầu không phải là 100% Aa mà có dạng: xAA + yAa + zaa = 1. Qua n thế hệ tự phối thì ta phải tính phức tạp hơn. Lúc này, tỉ lệ kiểu gen Aa, AA, aa lần lượt là:
* Công thức tính thành phần kiểu gen trong quần thể ngẫu phối (giao phấn, giao phối tự do)
Ta có: xAA + yAa + zaa = 1.
Nếu gọi p là tần số alen A, q là tần số alen a thì:
1. Nội dung định luật
- Khi xảy ra ngẫu phối, quần thể đạt trạng thái cân bằng theo định luật Hacđi-Vanbec.
Khi đó thoả mãn đẳng thức: p2AA + 2pqAa + q2aa = 1,
Quần thể cân bằng => p + q = 1
2. Kiểm tra sự cân bằng của quần thể
- Nếu p² × q² = (pq)2 => Quần thể cân bằng.
- Nếu p² × q² ≠ (pq)2 => Quần thể không cân bằng
3. Tính cân bằng của quần thể khi gen nằm trên NST giới tính
Xét một gen nằm trên NST giới tính có 2 alen
- Số kiểu gen trong quần thể tối đa là 5 kiểu gen: XAХа; ХаХа; ХАХA; XAY; XaY.
- Các cá thể cái có 2 alen trên NST X vì vậy khi xét trong phạm vi giới cái thì tần số các kiểu gen được tính giống trường hợp các alen trên NST thường, có nghĩa là tần số các kiểu gen ở trạng thía cân bằng Hacdi Vanbec là: p² + 2pq + q2 = 1.
- Các cá thể đực chỉ có 1 alen trên X nên tần số các kiểu gen ở giới đực p + q = 1. (Khi xét chỉ trong phạm vi giới đực).
Vì tỉ lệ đực : cái là 1: 1 nên tỉ lệ các kiểu gen trên mỗi giới tính phải giảm đi một nửa khi xét trong phạm vi toàn bộ quần thể, vì vậy ở trạng thái cân bằng quần thể Hacdi - Vanbec, công thức tính kiểu gen liên quan đến locus gen trên NST trên NST X (vùng không tương đồng) gồm 2 alen là: 0.5p2 + pq+ 0.5q2 + 0.5p + 0.5q = 1
Xem thêm các bài viết liên quan hay chi tiết khác:
CÂU HỎI HOT CÙNG CHỦ ĐỀ
Câu 1:
Thực hiện phép lai: P: AaBbDd × AaBbDd, thu được F1. Theo lí thuyết, ở F1, số cá thể không thuần chủng chiếm tỉ lệ
Câu 2:
Ở mèo, gen quy định màu lông nằm ở vùng không tương đồng trên NST X có 2 alen: alen A quy định lông đen, alen a quy định lông hung, kiểu gen Aa cho kiểu hình lông tam thể. Một quần thể đang ở trạng thái cân bằng di truyền có tần số alen A là 0,9. Biết tỉ lệ đực:cái là 1:1. Theo lí thuyết có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng về quần thể mèo trên?
I. Số mèo đực lông đen nhiều hơn số mèo cái lông đen.
II. Tất cả mèo có lông tam thể đều là mèo cái.
III. Số mèo đực lông hung bằng số mèo cái lông hung
IV. Lấy ngẫu nhiên một mèo đực lông đen và một mèo cái lông tam thể ở quần thể trên rồi cho chúng giao phối
với nhau sinh ra một mèo con. Xác suất mèo con này có lông tam thể là 1/4.
Câu 3:
Theo giả thuyết siêu trội, phép lai nào sau đây cho đời con có ưu thế lai cao nhất?
Câu 4:
Trong cơ chế điều hoà hoạt động của operon Lac ở vi khuẩn E. coli, sự kiện nào sau đây diễn ra cả khi môi trường có lactôzơ và không có lactôzơ?
Câu 5:
Ở một loài chim, gen quy định màu mắt nằm trên vùng không tương đồng của NST giới tính có 2 alen: alen A quy định mắt nâu trội hoàn toàn so với alen a quy định mắt đỏ. Theo lí thuyết, cá thể cái mắt đỏ có kiểu gen nào sau đây?
Câu 6:
Ở một loài thực vật, lai phân tích một cây hoa đỏ thu được đời con có tỉ lệ 3 cây hoa trắng:1 cây hoa đỏ. Theo lí thuyết, nhận xét nào sau đây phù hợp với dữ liệu trên?
Câu 7:
Biết rằng khoảng cách giữa hai gen là 20 cM. Theo lí thuyết, cơ thể nào sau đây cho giao tử AB với tỉ lệ 10%
Câu 8:
Ở gà, gen quy định màu lông nằm ở vùng không tương đồng của NST giới tính X có hai alen: alen A quy định lông vằn trội hoàn toàn so với alen a quy định lông không vằn. Gen quy định chiều cao chân nằm trên NST thường có 2 alen: alen B quy định chân cao trội hoàn tòan so với alen b quy định chân thấp. Phép lai P: ♂ lông vằn, chân thấp thuần chủng × ♀ lông không vằn, chân cao thuần chủng, thu được F1. Cho F1 giao phối với nhau thu được F2. Theo lý thuyết, có bao nhiêu phát biểu sau đúng về F2?
I. Tỉ lệ gà mái lông vằn, chân thấp bằng tỉ lệ gà mái lông không vằn, chân thấp.
II. Tỉ lệ gà trống lông vằn, chân thấp bằng tỉ lệ gà mái lông vằn, chân cao.
III. Tất cả gà lông không vằn, chân cao đều là gà trống.
IV. Tỉ lệ gà trống lông vằn, chân thấp bằng tỉ lệ gà mái lông không vằn, chân cao.
Câu 9:
Một quần thể động vật giao phối, màu sắc cánh do 1 gen gồm 4 alen nằm trên NST thường quy định: alen A1 quy định cánh đen trội hoàn toàn so với alen A2 và alen A3 và A4; alen A2 quy định cánh xám trội hoàn toàn so với các alen A3 và A4; alen A quy định cánh vàng trội hoàn toàn so với alen A4 quy định cánh trắng. Một quần thể đang ở trạng thái cân bằng di truyền có 51% con cánh đen; 33% con cánh xám; 12% con cánh vàng; 4% con cánh trắng. Theo lí thuyết, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?
I. Tần số alen A1 là 0,3.
II. Các cá thể cánh đen dị hợp chiếm 42%.
III. Các cá thể không thuần chủng chiếm 74%.
IV. Lấy ngẫu nhiên 1 cá thể cánh xám, xác suất cá thể này có kiểu gen đồng hợp là 3/11.
Câu 10:
Ở một loài thực vật, tính trạng hình dạng quả do hai cặp gen A, a và B, b phân li độc lập quy định. Kiểu gen có cả hai loại alen trội A và B quy định quả dẹt; kiểu gen chỉ có một trong hai loại alen trội A hoặc B quy định quả tròn; kiểu gen không có alen trội nào quy định quả dài. Tính trạng màu sắc hoa do cặp gen D, d quy định: alen D quy định hoa đỏ trội hoàn toàn so với alen d quy định hoa trắng. Cho cây quả dẹt, hoa đỏ (P) tự thụ phấn, thu được F1 có tỉ lệ 6 cây quả dẹt, hoa đỏ : 5 cây quả tròn, hoa đỏ :3 cây quả dẹt, hoa trắng :1 cây quả dài, hoa đỏ :1 cây quả tròn, hoa trắng. Biết rằng không có hoán vị gen. Theo lí thuyết, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?
I. Kiểu gen của P có
II. Trong số các cây quả tròn, hoa đỏ ở F1, cây thuần chủng chiếm 20%.
III. Ở F1, có 3 kiểu gen quy định kiểu hình quả tròn, hoa đỏ.
IV. Cho P lai phân tích thu được đời con có tỉ lệ kiểu hình là 1:2:1.
Câu 11:
Có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng khi nói về hô hấp ở thực vật?
I. Ở thực vật C3, hô hấp sáng gây lãng phí sản phẩm của quang hợp.
II. Nồng độ CO2 cao sẽ ức chế hô hấp ở thực vật.
III. Hô hấp tạo ra các sản phẩm trung gian cho quá trình tổng hợp các chất hữu cơ khác trong cơ thể.
IV. Hô hấp hiếu khí diễn ra mạnh trong hạt đang nảy mầm.
Câu 12:
Theo lí thuyết bằng cách nào đây có thể tạo ra giống cây trồng mang bộ NST lương bội của hai loài khác nhau?
Câu 14:
Quy trình tạo giống mới bằng phương pháp gây đột biến bao gồm các bước sau
I. Tạo dòng thuần chủng.
II. Xử lí mẫu vật bằng tác nhân gây đột biến.
III. Chọn lọc các thể đột biển có kiểu hình mong muốn.
Trình tự đúng của các bước trong quy trình này là:
Câu 15:
Cho biết alen A quy định hoa đỏ trội hoàn toàn so với alen a quy định hoa trắng; alen B quy định thân cao trội hoàn toàn so với alen b quy định thân thấp. Hai gen này nằm trên hai cặp NST khác nhau. Để xác định kiểu gen của cây thân cao, hoa đỏ (cây M), có thể sử dụng những phép lai nào sau đây?
I. Cho cây M giao phấn với cây thân thấp, hoa trắng thuần chủng,
II. Cho cây M giao phấn với cây thân cao, hoa đỏ thuần chủng.
III. Cho cây M tự thụ phấn.
IV. Cho cây M giao phấn với cây thân cao, hoa trắng thuần chủng