Câu hỏi:
16/07/2024 137Mặt Trời lúc nào cũng chiếu sáng Trái Đất. Tại sao trên Trái Đất lại có ngày và đêm liên tiếp? Hãy dùng quả địa cầu là mô hình của Trái Đất được chiếu sáng bởi ánh sáng Mặt Trời để minh họa câu trả lời của em.
Trả lời:
- Mặt Trời lúc nào cũng chiếu sáng Trái Đất. Nhưng trên Trái Đất lại có ngày và đêm liên tiếp vì:
+ Trái Đất có hình dạng khối cầu.
+ Trái Đất tự quay quanh trục
Nên mọi nơi bề mặt của Trái Đất đều lần lượt được mặt trời chiếu sáng.
- Dùng quả địa cầu là mô hình của Trái Đất được chiếu sáng bởi ánh sáng Mặt Trời:
+ Sử dụng đèn pin làm ánh sáng Mặt Trời luôn chiếu vào quả địa cầu.
+ Cho quả địa cầu tự quay quanh trục của nó
Ta sẽ thấy được có 1 nửa trên quả địa cầu được chiếu sáng là ban ngày, 1 nửa quả địa cầu không được chiếu sáng là ban đêm.
CÂU HỎI HOT CÙNG CHỦ ĐỀ
Câu 1:
Hình 52.3 là ảnh chụp Trái Đất từ vệ tinh nhân tạo. Mỗi ảnh chỉ ghi được các vùng lãnh thổ của một nửa phần Trái Đất. Tại sao? Hai ảnh này được chụp cách nhau ít nhất là bao nhiêu giờ?
Câu 3:
Spút – nhích là vệ tinh nhân tạo đầu tiên được Liên Xô (cũ) phóng lên bầu trời vào năm 1957, bay được 1440 vòng quanh Trái Đất, mỗi vòng hết 96 phút 17 giây.
Spút – nhích có phải là một thiên thể không? Tại sao?
Câu 4:
Hình 52.2 có mô tả đúng sự quay của Trái Đất quanh trục của nó không?
Câu 5:
Với một chiếc ghế quay mượn ở văn phòng nhà trường, hãy thiết kế một hoạt động đóng vai nhằm chứng minh chuyển động người ta nhìn thấy được của Mặt Trời, của các sao không phải chuyển động thực, chuyển động quay của Trái Đất mới là chuyển động thực.
Câu 6:
Có người nói ban ngày Mặt Trời chuyển động trên bầu trời từ Đông sang Tây. Em nghĩ gì về điều này?
Câu 7:
Theo em, có thể giải thích hiện tượng từ Trái Đất nhìn thấy Mặt Trời chuyển động từ Đông sang Tây bằng cách khác được không? Hãy sử dụng nội dung đã học ở mục I để giải thích hiện tượng này?