Câu hỏi:
22/07/2024 125Dựa vào các thông tin được cung cấp dưới đây để trả lời các câu hỏi sau:
Trước tình hình thế giới và trong nước chuyển biến mau lẹ, tháng 5 năm 1944, Tổng bộ Việt Nam ra chỉ thị Sửa soạn khởi nghĩa. Tháng 8-1944, Đảng Cộng sản Đông Dương kêu gọi toàn dân: “Sắm vũ khí, đuổi thù chung”. Khắp nơi, nhân dân hưởng ứng lời kêu gọi của Đảng, của Việt Minh góp phần mua sắm vũ khí, tổ chức các đội tự vệ, tiến hành huấn luyện quân sự và đợi thời cơ hành động vì nghĩa lớn.
Ngày 22-12-1944, Đội Việt Nam tuyên truyền giải phóng quân gồm 34 chiến sĩ được thành lập tại khu rừng Trần Hưng Đạo thuộc huyện Nguyên Bình (Cao Bằng). Đội quân này đã xuất trận đầu diệt gọn đồn Phay Khắt ngày 25-12-1922 và đồn Nà Ngần ngày 26-12-1944. Một tuần sau, đội quân nhỏ này đã phát triển thành một đại đội gồm 3 trung đội. Trên đà đó, Việt Nam tuyên truyền giải phóng quân đẩy mạnh công tác tuyên truyền vũ trang, xây dựng cơ sở cách mạng, góp phần củng cố và mở rộng căn cứ địa, thúc đẩy và cổ vũ phong trào cách mạng trên cả nước.
(Theo Tiến trình Lịch sử Việt Nam, trang 291-292)
Đâu là tiền thân của quân đội nhân dân Việt Nam?
A. Mặt trận Việt Minh
B. Cứu quân quân
C. Xung phong Nam Tiến
D. Đội Việt Nam tuyên truyền giải phóng quân.
Trả lời:
Tiền thân của quân đội nhân dân Việt Nam là đội Việt Nam tuyên truyền giải phóng quân được thành lập ngày 22-12-1944.
Đáp án cần chọn là: D
CÂU HỎI HOT CÙNG CHỦ ĐỀ
Câu 1:
Năm 1921, nước Nga Xô viết bước vào thời kì hoà bình xây dựng đất nước trong hoàn cảnh cực kì khó khăn. Nền kinh tế quốc dân bị tàn phá nghiêm trọng, tình hình chính trị không ổn định, các lực lượng phản cách mạng điên cuồng chống phá, gây bạo loạn ở nhiều nơi.
Xem thêm
Trong bối cảnh đó, tháng 3 – 1921, Đảng Bìnsevich Nga quyết định thực hiện Chính sách kinh tế mới(NEP) do V.I. Lê-nin đề xướng, bao gồm các chính sách chủ yếu về nông nghiệp, công nghiệp, thương nghiệp và tiền tệ.
Trong nông nghiệp, Nhà nước thay thế chế độ trung thu lương thực thừa bằng thu thuế lương thực. Thuế lương thực nộp bằng hiện vật. Sau khi nộp đủ thuế đã quy định từ trước mùa gieo hạt, nông dân toàn quyền sử dụng số lương thực dư thừa và được tự do bán ra thị trường. Trong công nghiệp, Nhà nước tập trung khôi phục công nghiệp nặng, cho phép tư nhân được thuê hoặc xây dựng những xí nghiệp loại nhỏ (dưới 20 công nhân có sự kiểm soát của Nhà nước; khuyến khích tư bản nước ngoài đầu tư, kinh doanh ở Nga. Nhà nước nắm các ngành kinh tế chủ chốt như công nghiệp, giao thông vận tải, ngân hàng, ngoại thương. Nhà nước chấn chỉnh việc tổ chức, quản lí sản xuất công nghiệp. Phần lớn các xí nghiệp chuyển sang chế độ tự hạch toán kinh tế, cải tiến chế độ tiền lương nhằm nâng cao năng suất lao động. Trong lĩnh vực thương nghiệp và tiền tệ, tư nhân được tự do buôn bán, trao đổi, mở lại các chợ, khôi phục và đẩy mạnh mối liên hệ giữa thành thị và nông thôn. Năm 1924, Nhà nước phát hành đồng rúp mới thay cho các loại tiền cũ.
Chính sách kinh tế mới là sự chuyển đổi kịp thời từ nền kinh tế do Nhà nước nắm độc quyền về mọi mặt sang nền kinh tế nhiều thành phần, nhưng vẫn đặt dưới sự kiểm soát của Nhà nước. Với chính sách này, nhân dân Xô viết đã vượt qua được những khó khăn to lớn, phấn khởi sản xuất và hoàn thành công cuộc khôi phục kinh tế. Cho đến nay, Chính sách kinh tế mới còn để lại nhiều kinh nghiệm đối với công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội ở một số nước trên thế giới.
(Nguồn: SGK Lịch sử 11, trang 53 – 54).
Nhận định nào dưới đây đúng với thực chất của “Chính sách kinh tế mới” (NEP)?
Câu 2:
Việc Pháp thực hiện kế hoạch Rơve đã làm cho vùng tự do của ta bị thu hẹp, căn cứ địa Việt Bắc bị bao vây,... Để khắc phục khó khăn, đưa cuộc kháng chiến phát triển lên một bước mới, tháng 6 – 1950, Đảng và Chính phủ quyết định mở chiến dịch Biên giới nhằm tiêu diệt một bộ phận quan trọng sinh lực địch, khai thông đường sang Trung Quốc và thế giới; mở rộng và củng cố căn cứ địa Việt Bắc, tạo đà thúc đẩy cuộc kháng chiến tiến lên.
Chủ tịch Hồ Chí Minh ra mặt trận để cùng Bộ Chỉ huy chiến dịch chỉ đạo và động viên bộ đội chiến đấu.
Sáng sớm 16 – 9 - 1950, các đơn vị
Xem thêm
quân đội ta nổ súng mở đầu chiến dịch bằng trận đánh vào vị trí Đông Khê. Sau hơn 2 ngày chiến đấu, sáng 18 – 9, bộ đội ta tiêu diệt hoàn toàn cụm cứ điểm Đông Khê. Mất Đông Khê, quân địch ở Thất Khê lâm vào tình thế bị uy hiếp, Cao Bằng bị cô lập. Trước nguy cơ bị tiêu diệt, quân Pháp buộc phải rút khỏi Cao Bằng theo Đường số 4. Để yểm trợ cho cuộc rất quan này, Pháp huy động quân từ Thất Khê tiến lên chiếm lại Đông Khê và đón cánh quân từ Cao Bằng rút về. Đoán trước được ý định của địch, quân ta chủ động mai phục, chặn đánh địch nhiều nơi trên Đường số 4 khiến cho hai cánh quân này không gặp được nhau. Đến lượt Thất Khê bị uy hiếp, quân Pháp buộc phải rút về Na Sầm (8 – 10 – 1950) và ngày 13 – 10 – 1950, rút khỏi Na Sầm về Lạng Sơn. Trong khi đó, cuộc hành quân của địch lên Thái Nguyên cũng bị quân ta chặn đánh.
Quân Pháp trở nên hoảng loạn, phải rút chạy, Đường số 4 được giải phóng ngày 22 – 10 – 1950.
Phối hợp với mặt trận Biên giới, quân ta đã hoạt động mạnh ở tả ngạn sông Hồng, Tây Bắc, Đường số 6, Đường số 12, buộc địch phải rút khỏi thị xã Hoà Bình (4 – 11 – 1950). Chiến tranh du kích phát triển mạnh ở Bình - Trị - Thiên, Liên khu V và Nam Bộ.
Sau hơn một tháng chiến đấu, chiến dịch Biên giới kết thúc thắng lợi. Ta đã loại khỏi vòng chiến đấu hơn 8 000 tên địch, giải phóng một vùng biên giới Việt - Trung từ Cao Bằng tới Đình Lập với 35 vạn dân, chọc thủng “Hành lang Đông - Tây” của Pháp. Thế bao vây của địch cả trong lẫn ngoài đối với căn cứ địa Việt Bắc bị phá vỡ. Kế hoạch Rơve bị phá sản.
Với chiến thắng Biên giới, con đường liên lạc của ta với các nước xã hội chủ nghĩa được khai thông; quân đội ta đã giành được thể chủ động trên chiến trường chính (Bắc Bộ), mở ra bước phát triển mới của cuộc kháng chiến.
(Nguồn: SGK Lịch sử 12, trang 136 – 138)
Ý nghĩa chiến lược của chiến dịch Biên giới thu - đông 1950 là gì?
Câu 3:
Dựa vào các thông tin được cung cấp dưới đây để trả lời các câu hỏi:
Ngày 6 – 1 - 1946, vượt qua mọi hành động chống phá của kẻ thù, hơn 90% cử tri trong cả nước đi bỏ phiếu, bầu được 333 đại biểu khắp Bắc – Trung - Nam vào Quốc hội, tượng trưng cho khối đoàn kết toàn dân tộc. Đây là lần đầu tiên trong lịch sử dân tộc, nhân dân ta được thực hiện quyền công dân, bầu những đại biểu chân chính của mình vào cơ quan quyền lực cao nhất của Nhà nước.
Ngày 2 - 3 - 1946, tại kì họp đầu tiên ở Hà Nội, Quốc hội xác nhận thành tích của Chính phủ lâm thời trong những ngày đầu xây dựng chế độ mới, thông qua danh sách Chính phủ liên hiệp kháng chiếndo Chủ tịch Hồ Chí Minh đứng đầu và lập ra Ban dự thảo Hiến pháp. Bản Hiến pháp đầu tiên của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà được Quốc hội thông qua ngày 9- 11 - 1946.
Lực lượng vũ trang được chú trọng xây dựng. Việt Nam Giải phóng quân(thành lập tháng 5 – 1945) được chấn chỉnh và đổi thành Vệ quốc đoàn (9 – 1945). Ngày 22 – 5 - 1946, Vệ quốc đoàn được đổi thành Quân đội Quốc gia Việt Nam.Cuối năm 1945, lực lượng dân quân, tự vệ đã tăng lên hàng chục vạn người, có mặt ở hầu hết các thôn, xã, đường phố, xí nghiệp trên khắp cả nước.
Để giải quyết nạn đói, Chính phủ đề ra nhiều biện pháp cấp thời như tổ chức quyên góp, điều hoà thóc gạo giữa các địa phương trong cả nước, nghiêm trị những kẻ đầu cơ tích trữ gạo. Chủ tịch Hồ Chí Minh kêu gọi nhân dân cả nước “nhường cơm sẻ áo".
Hưởng ứng lời kêu gọi của Chủ tịch Hồ Chí Minh, trên khắp cả nước, nhân dân lập “Hũ gạo cứu đói”, tổ chức “Ngày đồng tâm”, không dùng gạo, ngô, khoai, sắn v.v. để nấu rượu.
Để giải quyết căn bản nạn đói, tăng gia sản xuất là biện pháp hàng đầu và có tính chất lâu dài. Chủ tịch Hồ Chí Minh kêu gọi: “Tăng gia sản xuất! Tăng gia sản xuất ngay! Tăng gia sản xuất nữa!”.
Một phong trào thi đua tăng gia sản xuất dấy lên khắp cả nước dưới khẩu hiệu “Tấc đất tấc vàng!”, “Không một tấc đất bỏ hoang!”.
Chính quyền cách mạng ra lệnh bãi bỏ thuế thân và các thứ thuế vô lí khác của chế độ cũ, giảm tô 25%, giảm thuế ruộng đất 20%, tạm cấp ruộng đất bỏ hoang cho nông dân thiếu ruộng, chia lại ruộng đất công theo nguyên tắc công bằng, dân chủ.
Nhờ các biện pháp tích cực trên, sản xuất nông nghiệp nhanh chóng được phục hồi, nạn đói dần dần bị đẩy lùi.
Xoá nạn mù chữ, nâng cao trình độ văn hoá cho nhân dân là một trong những nhiệm vụ cấp bách cần giải quyết. Ngày 8 – 9 – 1945, Chủ tịch Hồ Chí Minh ki Sắc lệnh thành lập Nha Bình dân học vụ- cơ quan chuyên trách về chống “giặc dốt"- và kêu gọi nhân dân cả nước tham gia phong trào xoá nạn mù chữ. Trong vòng một năm, từ tháng 9 - 1945 đến tháng 9 - 1946, trên toàn quốc đã tổ chức gần 76 000 lớp học, xoá mù chữ cho hơn 2,5 triệu người. Trường học các cấp phổ thông và đại học sớm được khai giảng nhằm đào tạo những công dân và cán bộ trung thành, có năng lực phụng sư Tổ quốc. Nội dung và phương pháp giáo dục bước đầu được đổi mới theo tinh thần dân tộc dân chủ.
Để khắc phục tình trạng trống rỗng về ngân sách, Chính phủ kêu gọi tinh thần tự nguyện đóng góp của nhân dân cả nước. Hưởng ứng cuộc vận động xây dựng “Quỹ độc lập”, phong trào “Tuần lễ vàng” do Chính phủ phát động, nhân dân ta hăng hái đóng góp tiền của, vàng bạc ủng hộ nền độc lập của Tổ quốc.
Ngày 23 – 11 – 1946, Quốc hội quyết định cho lưu hành tiền Việt Nam trong cả nước, thay cho tiền Đông Dương trước đây của Pháp.
(Nguồn: SGK Lịch sử 12, trang 122 – 125).
“Khẳng định chính quyền dân chủ nhân dân được củng cố, nền móng của chế độ mới đã được xây dựng” là ý nghĩa lịch sử của sự kiện nào?
Câu 4:
Năm 1921, nước Nga Xô viết bước vào thời kì hoà bình xây dựng đất nước trong hoàn cảnh cực kì khó khăn. Nền kinh tế quốc dân bị tàn phá nghiêm trọng, tình hình chính trị không ổn định, các lực lượng phản cách mạng điên cuồng chống phá, gây bạo loạn ở nhiều nơi.
Xem thêm
Trong bối cảnh đó, tháng 3 – 1921, Đảng Bìnsevich Nga quyết định thực hiện Chính sách kinh tế mới(NEP) do V.I. Lê-nin đề xướng, bao gồm các chính sách chủ yếu về nông nghiệp, công nghiệp, thương nghiệp và tiền tệ.
Trong nông nghiệp, Nhà nước thay thế chế độ trung thu lương thực thừa bằng thu thuế lương thực. Thuế lương thực nộp bằng hiện vật. Sau khi nộp đủ thuế đã quy định từ trước mùa gieo hạt, nông dân toàn quyền sử dụng số lương thực dư thừa và được tự do bán ra thị trường. Trong công nghiệp, Nhà nước tập trung khôi phục công nghiệp nặng, cho phép tư nhân được thuê hoặc xây dựng những xí nghiệp loại nhỏ (dưới 20 công nhân có sự kiểm soát của Nhà nước; khuyến khích tư bản nước ngoài đầu tư, kinh doanh ở Nga. Nhà nước nắm các ngành kinh tế chủ chốt như công nghiệp, giao thông vận tải, ngân hàng, ngoại thương. Nhà nước chấn chỉnh việc tổ chức, quản lí sản xuất công nghiệp. Phần lớn các xí nghiệp chuyển sang chế độ tự hạch toán kinh tế, cải tiến chế độ tiền lương nhằm nâng cao năng suất lao động. Trong lĩnh vực thương nghiệp và tiền tệ, tư nhân được tự do buôn bán, trao đổi, mở lại các chợ, khôi phục và đẩy mạnh mối liên hệ giữa thành thị và nông thôn. Năm 1924, Nhà nước phát hành đồng rúp mới thay cho các loại tiền cũ.
Chính sách kinh tế mới là sự chuyển đổi kịp thời từ nền kinh tế do Nhà nước nắm độc quyền về mọi mặt sang nền kinh tế nhiều thành phần, nhưng vẫn đặt dưới sự kiểm soát của Nhà nước. Với chính sách này, nhân dân Xô viết đã vượt qua được những khó khăn to lớn, phấn khởi sản xuất và hoàn thành công cuộc khôi phục kinh tế. Cho đến nay, Chính sách kinh tế mới còn để lại nhiều kinh nghiệm đối với công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội ở một số nước trên thế giới.
(Nguồn: SGK Lịch sử 11, trang 53 – 54).
Chính sách kinh tế mới (1921) ở nước Nga Xô viết để lại bài học gì cho công cuộc đổi mới đất nước của ta hiện nay?
Câu 5:
Việc Pháp thực hiện kế hoạch Rơve đã làm cho vùng tự do của ta bị thu hẹp, căn cứ địa Việt Bắc bị bao vây,... Để khắc phục khó khăn, đưa cuộc kháng chiến phát triển lên một bước mới, tháng 6 – 1950, Đảng và Chính phủ quyết định mở chiến dịch Biên giới nhằm tiêu diệt một bộ phận quan trọng sinh lực địch, khai thông đường sang Trung Quốc và thế giới; mở rộng và củng cố căn cứ địa Việt Bắc, tạo đà thúc đẩy cuộc kháng chiến tiến lên.
Chủ tịch Hồ Chí Minh ra mặt trận để cùng Bộ Chỉ huy chiến dịch chỉ đạo và động viên bộ đội chiến đấu.
Sáng sớm 16 – 9 - 1950, các đơn vị
Xem thêm
quân đội ta nổ súng mở đầu chiến dịch bằng trận đánh vào vị trí Đông Khê. Sau hơn 2 ngày chiến đấu, sáng 18 – 9, bộ đội ta tiêu diệt hoàn toàn cụm cứ điểm Đông Khê. Mất Đông Khê, quân địch ở Thất Khê lâm vào tình thế bị uy hiếp, Cao Bằng bị cô lập. Trước nguy cơ bị tiêu diệt, quân Pháp buộc phải rút khỏi Cao Bằng theo Đường số 4. Để yểm trợ cho cuộc rất quan này, Pháp huy động quân từ Thất Khê tiến lên chiếm lại Đông Khê và đón cánh quân từ Cao Bằng rút về. Đoán trước được ý định của địch, quân ta chủ động mai phục, chặn đánh địch nhiều nơi trên Đường số 4 khiến cho hai cánh quân này không gặp được nhau. Đến lượt Thất Khê bị uy hiếp, quân Pháp buộc phải rút về Na Sầm (8 – 10 – 1950) và ngày 13 – 10 – 1950, rút khỏi Na Sầm về Lạng Sơn. Trong khi đó, cuộc hành quân của địch lên Thái Nguyên cũng bị quân ta chặn đánh.
Quân Pháp trở nên hoảng loạn, phải rút chạy, Đường số 4 được giải phóng ngày 22 – 10 – 1950.
Phối hợp với mặt trận Biên giới, quân ta đã hoạt động mạnh ở tả ngạn sông Hồng, Tây Bắc, Đường số 6, Đường số 12, buộc địch phải rút khỏi thị xã Hoà Bình (4 – 11 – 1950). Chiến tranh du kích phát triển mạnh ở Bình - Trị - Thiên, Liên khu V và Nam Bộ.
Sau hơn một tháng chiến đấu, chiến dịch Biên giới kết thúc thắng lợi. Ta đã loại khỏi vòng chiến đấu hơn 8 000 tên địch, giải phóng một vùng biên giới Việt - Trung từ Cao Bằng tới Đình Lập với 35 vạn dân, chọc thủng “Hành lang Đông - Tây” của Pháp. Thế bao vây của địch cả trong lẫn ngoài đối với căn cứ địa Việt Bắc bị phá vỡ. Kế hoạch Rơve bị phá sản.
Với chiến thắng Biên giới, con đường liên lạc của ta với các nước xã hội chủ nghĩa được khai thông; quân đội ta đã giành được thể chủ động trên chiến trường chính (Bắc Bộ), mở ra bước phát triển mới của cuộc kháng chiến.
(Nguồn: SGK Lịch sử 12, trang 136 – 138)
Ý nào sau đây không phải là kết quả của chiến dịch Biên giới thu – đông năm 1950?
Câu 6:
Dựa vào các thông tin được cung cấp dưới đây để trả lời các câu hỏi:
Sau đại thắng mùa Xuân 1975, Tổ quốc Việt Nam được thống nhất về mặt lãnh thổ, song ở mỗi miền vẫn tồn tại hình thức tổ chức nhà nước khác nhau. Thực tế đó trái với nguyện vọng, tình cảm thiêng liêng của nhân dân hai miền Bắc - Nam là sớm được sum họp trong một đại gia đình, mong muốn có một chính phủ thống nhất, một cơ quan đại diện quyền lực chung cho nhân dân cả nước.
Xem thêm
Đáp lại nguyện vọng chính đáng của nhân dân cả nước, đồng thời cũng phù hợp với thực tế lịch sử dân tộc – “Nước Việt Nam là một, dân tộc Việt Nam là một - Hội nghị lần thứ 24 Ban Chấp hành Trung ương Đảng (9 – 1975) đề ra nhiệm vụ hoàn thành thống nhất đất nước về mặt nhà nước.
Từ ngày 15 đến ngày 21 – 11 – 1975, Hội nghị Hiệp thương chính trị thống nhất đất nước được tổ chức tại Sài Gòn. Hai đoàn đại biểu đại diện cho hai miền tham dự. Hội nghị nhất trí hoàn toàn các vấn đề về chủ trương, biện pháp nhằm thống nhất đất nước về mặt nhà nước.
Ngày 25 - 4 - 1976, cuộc Tổng tuyển cử bầu Quốc hội chung được tiến hành trong cả nước. Hơn 23 triệu cử tri (chiếm 98,8% tổng số cử tri) đi bỏ phiếu và bầu ra 492 đại biểu.
Từ ngày 24 – 6 đến ngày 3 – 7 – 1976, Quốc hội khoá VI nước Việt Nam thống nhất kì họp đầu tiên tại Hà Nội.
Quốc hội thông qua chính sách đối nội và đối ngoại của Nhà nước Việt Nam thống nhất, quyết định tên nước là Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam (từ ngày 2 – 7 – 1976), quyết định Quốc huy mang dòng chữ Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Quốc kì là lá cờ đỏ sao vàng, Quốc ca là bài Tiến quân ca, thủ đô là Hà Nội, thành phố Sài Gòn – Gia Định được đổi tên là Thành phố Hồ Chí Minh.
Quốc hội bầu các cơ quan, chức vụ lãnh đạo cao nhất của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam, bầu Ban dự thảo Hiến pháp.
Với kết quả của kì họp thứ nhất Quốc hội khoá VI, công việc thống nhất đất nước về mặt nhà nước đã hoàn thành. Từ đây, việc tiếp tục hoàn thành thống nhất trên tất cả các lĩnh vực chính trị, tư tưởng, kinh tế, văn hoá, xã hội sẽ gắn liền với việc thực hiện những nhiệm vụ của cách mạng xã hội chủ nghĩa trong phạm vi cả nước.
Hoàn thành thống nhất đất nước về mặt nhà nước đã tạo nên những điều kiện chính trị cơ bản để phát huy sức mạnh toàn diện của đất nước, những điều kiện thuận lợi để cả nước đi lên chủ nghĩa xã hội, những khả năng to lớn để bảo vệ Tổ quốc và mở rộng quan hệ với các nước trên thế giới.
Nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam vừa thành lập đã có 94 nước chính thức công nhận và đặt quan hệ ngoại giao. Ngày 20 – 9 – 1977, nước ta trở thành thành viên thứ 149 của Liên hợp quốc.
(Nguồn: SGK Lịch sử 12, trang 201 – 203).
Quốc hội khoá VI nước Việt Nam thống nhất kì họp đầu tiên tại Hà Nội (từ ngày 24 – 6 đến ngày 3 – 7 – 1976) đã
Câu 7:
Dựa vào các thông tin được cung cấp dưới đây để trả lời các câu hỏi:
Ngày 6 – 1 - 1946, vượt qua mọi hành động chống phá của kẻ thù, hơn 90% cử tri trong cả nước đi bỏ phiếu, bầu được 333 đại biểu khắp Bắc – Trung - Nam vào Quốc hội, tượng trưng cho khối đoàn kết toàn dân tộc. Đây là lần đầu tiên trong lịch sử dân tộc, nhân dân ta được thực hiện quyền công dân, bầu những đại biểu chân chính của mình vào cơ quan quyền lực cao nhất của Nhà nước.
Ngày 2 - 3 - 1946, tại kì họp đầu tiên ở Hà Nội, Quốc hội xác nhận thành tích của Chính phủ lâm thời trong những ngày đầu xây dựng chế độ mới, thông qua danh sách Chính phủ liên hiệp kháng chiếndo Chủ tịch Hồ Chí Minh đứng đầu và lập ra Ban dự thảo Hiến pháp. Bản Hiến pháp đầu tiên của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà được Quốc hội thông qua ngày 9- 11 - 1946.
Lực lượng vũ trang được chú trọng xây dựng. Việt Nam Giải phóng quân(thành lập tháng 5 – 1945) được chấn chỉnh và đổi thành Vệ quốc đoàn (9 – 1945). Ngày 22 – 5 - 1946, Vệ quốc đoàn được đổi thành Quân đội Quốc gia Việt Nam.Cuối năm 1945, lực lượng dân quân, tự vệ đã tăng lên hàng chục vạn người, có mặt ở hầu hết các thôn, xã, đường phố, xí nghiệp trên khắp cả nước.
Để giải quyết nạn đói, Chính phủ đề ra nhiều biện pháp cấp thời như tổ chức quyên góp, điều hoà thóc gạo giữa các địa phương trong cả nước, nghiêm trị những kẻ đầu cơ tích trữ gạo. Chủ tịch Hồ Chí Minh kêu gọi nhân dân cả nước “nhường cơm sẻ áo".
Hưởng ứng lời kêu gọi của Chủ tịch Hồ Chí Minh, trên khắp cả nước, nhân dân lập “Hũ gạo cứu đói”, tổ chức “Ngày đồng tâm”, không dùng gạo, ngô, khoai, sắn v.v. để nấu rượu.
Để giải quyết căn bản nạn đói, tăng gia sản xuất là biện pháp hàng đầu và có tính chất lâu dài. Chủ tịch Hồ Chí Minh kêu gọi: “Tăng gia sản xuất! Tăng gia sản xuất ngay! Tăng gia sản xuất nữa!”.
Một phong trào thi đua tăng gia sản xuất dấy lên khắp cả nước dưới khẩu hiệu “Tấc đất tấc vàng!”, “Không một tấc đất bỏ hoang!”.
Chính quyền cách mạng ra lệnh bãi bỏ thuế thân và các thứ thuế vô lí khác của chế độ cũ, giảm tô 25%, giảm thuế ruộng đất 20%, tạm cấp ruộng đất bỏ hoang cho nông dân thiếu ruộng, chia lại ruộng đất công theo nguyên tắc công bằng, dân chủ.
Nhờ các biện pháp tích cực trên, sản xuất nông nghiệp nhanh chóng được phục hồi, nạn đói dần dần bị đẩy lùi.
Xoá nạn mù chữ, nâng cao trình độ văn hoá cho nhân dân là một trong những nhiệm vụ cấp bách cần giải quyết. Ngày 8 – 9 – 1945, Chủ tịch Hồ Chí Minh ki Sắc lệnh thành lập Nha Bình dân học vụ- cơ quan chuyên trách về chống “giặc dốt"- và kêu gọi nhân dân cả nước tham gia phong trào xoá nạn mù chữ. Trong vòng một năm, từ tháng 9 - 1945 đến tháng 9 - 1946, trên toàn quốc đã tổ chức gần 76 000 lớp học, xoá mù chữ cho hơn 2,5 triệu người. Trường học các cấp phổ thông và đại học sớm được khai giảng nhằm đào tạo những công dân và cán bộ trung thành, có năng lực phụng sư Tổ quốc. Nội dung và phương pháp giáo dục bước đầu được đổi mới theo tinh thần dân tộc dân chủ.
Để khắc phục tình trạng trống rỗng về ngân sách, Chính phủ kêu gọi tinh thần tự nguyện đóng góp của nhân dân cả nước. Hưởng ứng cuộc vận động xây dựng “Quỹ độc lập”, phong trào “Tuần lễ vàng” do Chính phủ phát động, nhân dân ta hăng hái đóng góp tiền của, vàng bạc ủng hộ nền độc lập của Tổ quốc.
Ngày 23 – 11 – 1946, Quốc hội quyết định cho lưu hành tiền Việt Nam trong cả nước, thay cho tiền Đông Dương trước đây của Pháp.
(Nguồn: SGK Lịch sử 12, trang 122 – 125).
Ý nghĩa quan trọng nhất của việc giải quyết căn bản nạn đói, nạn dốt và khó khăn về tài chính sau cách mạng tháng Tám là gì?
Câu 8:
Dựa vào các thông tin được cung cấp dưới đây để trả lời các câu hỏi sau:
Tại Nghệ An, Xô viết ra đời từ tháng 9-1930 ở các xã thuộc huyện Thanh Chương, Nam Đàn, một phần huyện Anh Sơn, Nghi Lộc, Hưng Nguyên, Diễn Châu. Ở Hà Tĩnh, Xô viết hình thành ở các xã thuộc huyện Can Lộc, Nghi Xuân, Hương Khê vào cuối năm 1930-đầu năm 1931. Các xô viết đã thực hiện quyền làm chủ của quần chúng, điều hành mọi mặt đời sống xã hội..
Về chính trị, quần chúng được tự do tham gia hoạt động trong các đoàn thể cách mạng, tự do hội họp.Các đội tự vệ đỏ và tòa án nhân dân được thành lập.
Về kinh tế, thi hành các biện pháp như: chia ruộng đất cho dân cày nghèo, bãi bỏ thuế thân, thuế chợ, thuế đò, thuế muối; xóa nợ cho người nghèo; tu sửa cầu cống, đường giao thông; lập các tổ chức để nông dân giúp đỡ nhau sản xuất.
Về văn hóa-xã hội, chính quyền cách mạng mở lớp dạy chữ Quốc ngữ cho tầng lớp nhân dân; các tệ nạn xã hội như mê tín, dị đoan, tệ rượu chè, cờ bạc,…bị xóa bỏ. Trật tự trị an được giữ vững; tinh thần đoàn kết, giúp đỡ nhau được xây dựng.
Xô Viết Nghệ - Tĩnh là đỉnh cao của phong trào cách mạng 1930-1931. Tuy tồn tại được 4-5 tháng, nhưng đó là nguồn cổ vũ mạnh mẽ quần chúng nhân dân trong cả nước.
(SGK Lịch sử 12, trang 93-94)
Chính quyền cách mạng đã làm gì để xóa nạn mù chữ?
Câu 9:
Dựa vào các thông tin được cung cấp dưới đây để trả lời các câu hỏi:
Sau khi đến Quảng Châu, Nguyễn Ái Quốc mở lớp huấn luyện, đào tạo cán bộ. Phần lớn học viên là thanh niên, học sinh, trí thức Việt Nam yêu nước. Họ học làm cách mạng, học cách hoạt động bí mật. Phần lớn số học viên đó sau khi “học xong, họ lại bí mật về nước truyền bá lí luận giải phóng dân tộc và tổ chức nhân dân”. Một số người được gửi sang học tại Trường Đại học Phương Đông ở Mátxcova (Liên Xô) hoặc Trường Quân sự Hoàng Phố (Trung Quốc).
Xem thêm
Nguyễn Ái Quốc đã lựa chọn, giác ngộ một số thanh niên tích cực trong Tâm tâm xã, lập ra Cộng sản đoàn (2 – 1925).
Tháng 6 – 1925, Nguyễn Ái Quốc thành lập Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên nhằm tổ chức và lãnh đạo quần chúng đoàn kết, tranh đấu để đánh đổ đế quốc chủ nghĩa Pháp và tay sai để tự cứu lấy mình. Cơ quan lãnh đạo cao nhất của Hội là Tổng bộ, trong đó có Nguyễn Ái Quốc, Hồ Tùng Mậu, Lê Hồng Sơn.
Báo Thanh niêncủa Hội do Nguyễn Ái Quốc sáng lập, ra số đầu tiên ngày 21- 6- 1925.
Đầu năm 1927, tác phẩm Đường Kách mệnh, gồm những bài giảng của Nguyễn Ái Quốc ở các lớp huấn luyện tại Quảng Châu, được xuất bản.
Báo Thanh niên và tác phẩm Đường Kách mệnh đã trang bị lí luận cách mạng giải phóng dân tộc cho cán bộ của Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên để tuyên truyền đến giai cấp công nhân và các tầng lớp nhân dân Việt Nam.
Tại Quảng Châu, ngày 9 - 7- 1925, Nguyễn Ái Quốc đã cùng một số nhà yêu nước Triều Tiên, Inđônêxia v.v. lập ra Hội Liên hiệp các dân tộc bị áp bức ở Á Đông. Tôn chỉ của Hội là liên lạc với các dân tộc bị áp bức để cùng làm cách mạng, đánh đổ đế quốc.
Cuối năm 1928, thực hiện chủ trương "vô sản hóa", nhiều cán bộ của Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên di vào các nhà máy, hầm mỏ, đồn điền, cùng sinh hoạt và lao động với công nhân để tuyên truyền vận động cách mạng, nâng cao ý thức chính trị cho giai cấp công nhân. Phong trào công nhân vì thế càng phát triển mạnh mẽ hơn và trở thành nòng cốt của phong trào dân tộc trong cả nước. Đấu tranh của công nhân đã nổ ra ở nhiều nơi.
Các cuộc bãi công đó không chi bó hẹp trong phạnm vi một xưởng, một địa phương, một ngành mà đã bắt đầu có sự liên kết thành phong trào chung.
Cùng với bãi công của công nhân, các cuộc đấu tranh của nông dân, tiểu thương, tiểu chủ, học sinh cũng diễn ra ở một số nơi.
(Nguồn: SGK Lịch sử 12, trang 83 - 85).
Hoạt động chủ yếu của Hội Việt Nam Cách mạng thanh niên là
Câu 10:
Dựa vào các thông tin được cung cấp dưới đây để trả lời các câu hỏi:
- Xây dựng lực lượng chính trị:Một trong những nhiệm vụ cấp bách của Đảng là vận động quần chúng tham gia Việt Minh, Cao Bằng là nơi thí điểm cuộc vận động xây dựng các hội Cứu quốc trong Mặt trận Việt Minh. Đến năm 1942, khắp các châu ở Cao Bằng đều có hội Cứu quốc, trong đó có ba châu “hoàn toàn”. Tiếp đó, Ủy ban Việt Minh tỉnh Cao Bằng và Uỷ ban Việt Minh lâm thời liên tỉnh Cao - Bắc - Lạng được thành lập.
Xem thêm
ăm 1943, Đảng đề ra bản Đề cương văn hoá Việt Nam. Năm 1944, Đảng Dân chủ Việt Nam và Hội Văn hoá Cứu quốc Việt Namđược thành lập, đứng trong Mặt trận Việt Minh. Đảng cũng tăng cường công tác vận động binh lính người Việt trong quân đội Pháp, những ngoại kiều ở Đông Dương đấu tranh chống phát xít.
- Xây dựng lực lượng vũ trang:Cùng với việc xây dựng lực lượng chính trị, công tác xây dựng lực lượng vũ trang cách mạng cũng được Đảng đặc biệt coi trọng. Sau khi cuộc khởi nghĩa Bắc Sơn thất bại, theo chủ trương của Đảng, một bộ phận lực lượng vũ trang khởi nghĩa chuyển sang xây dựng thành những đội du kích, hoạt động ở căn cứ địa Bắc Sơn - Võ Nhai. Bước sang năm 1941, những đội du Bắc Sơn lớn mạnh lên và thống nhất lại thành Trung đội Cứu quốc quân I (14 - 2 - 1941). Cứu quốc quân phát động chiến tranh du kích trong 8 tháng (từ tháng 7 - 1941 đến tháng 2 – 1942) để đối phó với sự vây quét của địch, sau đó phân tán thành nhiều bộ phận để chấn chỉnh lực lượng, gây dựng cơ sở chính trị trong quần chúng tại các tỉnh Thái Nguyên, Tuyên Quang, Lạng Sơn. Ngày 15 – 9 – 1941, Trung đội Cứu quốc quân IIra đời.
- Xây dựng căn cứ địa:Công tác xây dựng căn cứ địa cách mạng cũng được Đảng quan tâm. Vùng Bắc Sơn – Võ Nhai được Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương tháng 11 - 1940 chủ trương xây dựng thành căn cứ địa cách mạng. Năm 1941, sau khi về nước, Nguyễn Ái Quốc chọn Cao Bằng để xây dựng căn cứ địa dựa trên cơ sở lực lượng chính trị được tổ chức và phát triển. Đó là hai căn cứ địa đầu tiên của cách mạng nước ta.
(Nguồn: SGK Lịch sử 12, trang 109 – 110).
Căn cứ địa cách mạng đầu tiên của Việt Nam trong giai đoạn 1939 - 1945 là
Câu 11:
Dựa vào các thông tin được cung cấp dưới đây để trả lời các câu hỏi:
Chiến tranh thế giới thứ hai chấm dứt cũng là thời điểm bùng nổ cuộc đấu tranh giành độc lập của nhân dân các nước châu Phi. Phong trào đấu tranh chống chủ nghĩa thực dân ở châu Phi đặc biệt phát triển từ những năm 50 của thế kỉ XX, trước hết là khu vực Bắc Phi, sau đó lan ra các khu vực khác.
Xem thêm
Mở đầu là cuộc binh biến của sĩ quan và binh lính yêu nước Ai Cập (1952) lật đổ Vương triều Pharúc, chỗ dựa của thực dân Anh, lập nên nước Cộng hoà Ai Cập (18 – 6- 1953). Cùng năm 1952, nhân dân Libi giành được độc lập. Sau 8 năm đầu tranh vũ trang chống Pháp (1954 - 1962), nhân dân Angiêri, Tuynidi, Marốc và Xuđăng giành được độc lập năm 1956, Gana - năm 1957, Ghinê - năm 1958 v.v..
Đặc biệt, lịch sử ghi nhận năm 1960 là Năm châu Phivới 17 nước được trao trả độc lập. Năm 1975, với thắng lợi của nhân dân Môdămbích và Ănggôla trong cuộc đấu tranh chống thực dân Bồ Đào Nha, chủ nghĩa thực dân cũ ở châu Phi cùng hệ thống thuộc địa của nó cơ bản bị tan rã.
Từ sau năm 1975, nhân dân các nước thuộc địa còn lại ở châu Phi hoàn thành cuộc đấu tranh đánh đổ nền thống trị thực dân cũ, giành độc lập dân tộc và quyền sống của con người.
Sau nhiều thập kỉ đấu tranh, nhân dân Nam Rôđêdia tuyên bố thành lập nước Cộng hoà Dimbabuê (18 – 4 – 1980). Ngày 21 - 3 - 1990, Namibia tuyên bố độc lập sau khi thoát khỏi sự thống trị của Nam Phi.
Ngay tại Nam Phi, trước áp lực đấu tranh của người da màu, bản Hiến pháp tháng 11 – 1993 đã chính thức xóa bỏ chế độ phân biệt chủng tộc (Acthai). Sau đó, với cuộc bầu cử dân chủ giữa các chùng tộc ở Nam Phi (4- 1994), Nenxon Manđêla trở thành Tổng thống người da đen đầu tiên của Cộng hoà Nam Phi.
(Nguồn: SGK Lịch sử 12, trang 35 - 37).
Cho các dữ liệu sau:
1) 17 nước châu Phi được trao trả độc lập.
2) Thắng lợi của nhân dân Môdămbích và Ănggôla.
3) Chế độ phân biệt chủng tộc Apácthai chính thức bị xóa bỏ.
4) Tuynidi, Marốc và Xu đăng giành độc lập.
Hãy sắp xếp các dữ liệu theo thứ tự thời gian về thắng lợi cuộc đấu tranh giành độc lập ở châu Phi sau Chiến tranh thế giới thứ hai.
Câu 12:
Dựa vào các thông tin được cung cấp dưới đây để trả lời các câu:
Giữa lúc phong trào cách mạng của quần chúng đang diễn ra quyết liệt, Ban Chấp hành Trung ương lâm thời Đảng Cộng sản Việt Nam họp Hội nghị lần thứ nhất tại Hương Cảng (Trung Quốc) vào tháng 10 – 1930.
Hội nghị đã quyết định đổi tên Đảng Cộng sản Việt Nam thành Đảng Cộng sản Đông Dương, cử ra Ban Chấp hành Trung ương
Xem thêm
chính thức do Trần Phú làm Tổng Bí thư và thông qua Luận cương chính trịcủa Đảng.
Luận cương xác định những vấn đề chiến lược và sách lược của cách mạng Đông Dương. Cách mạng Đông Dương lúc đầu là cuộc cách mạng tư sản dân quyền, sau đó sẽ tiếp tục phát triển, bỏ qua thời kì tư bản chủ nghĩa, tiến thẳng lên con đường xã hội chủ nghĩa.
Hai nhiệm vụ chiến lược của cách mạng là đánh đổ phong kiến và đánh đổ đế quốc. Hai nhiệm vụ này có quan hệ khăng khít với nhau. Động lực của cách mạng là giai cấp công nhân và nông dân. Lãnh đạo cách mạng là giai cấp công nhân với đội tiên phong là Đảng Cộng sản.
Luận cương chính trị nêu rõ hình thức và phương pháp đấu tranh, mối quan hệ giữa cách mạng Đông Dương và cách mạng thế giới.
Tuy nhiên, Luận cương còn có những mặt hạn chế như chưa nêu được mâu thuẫn chủ yếu của xã hội Đông Dương, không đưa ngọn cờ dân tộc lên hàng đầu mà nặng về đấu tranh giai cấp và cách mạng ruộng đất; đánh giá không đúng khả năng cách mạng của tầng lớp tiểu tư sản, khả năng chống đế quốc và chống phong kiến ở mức độ nhất định của giai cấp tư sản dân tộc, khả năng lôi kéo một bộ phận trung, tiểu địa chủ tham gia mặt trận dân tộc thống nhất chống đế quốc và tay sai.
Sau Hội nghị, Ban Chấp hành Trung ương Đảng tập trung lãnh đạo phong trào cách mạng cả nước chống lại cuộc khủng bố và các thủ đoạn thâm độc của kẻ thù, đồng thời có những chỉ thị cụ thể cho Nghệ - Tĩnh và kêu gọi nhân dân cả nước đấu tranh ủng hộ và bảo vệ Xô viết Nghệ – Tĩnh.
(Nguồn: SGK Lịch sử 12, trang 94 – 95).
Tư sản dân quyền cách mạng trong Cương lĩnh chính trị (2/1930) và Luận cương chính trị (10/1930) có điểm khác nhau là gì?
Câu 13:
Dựa vào các thông tin được cung cấp dưới đây để trả lời các câu hỏi sau:
Theo thống kê của chính quyền thực dân, từ 1920-1925 đã nổ ra 25 cuộc bãi công, tiêu biểu có những sự kiện sau:
Năm 1919 nổ ra cuộc bãi công của thủy thủ tàu Sác nô đang đậu ở cảng Hải Phòng đòi tăng lương và phản đối việc đưa lính Việt Nam sang đàn áp nhân dân Xyri.
Năm 1920, hơn 200 thủy thủ của 5 chiếc tàu Pháp đang buông neo ở cảng Sài Gòn đã bãi công đòi phụ cấp đắt đỏ.
Năm 1921, Liên đoàn công nhân tàu biển Viễn Đông được thành lập và tổ chức ở nhiều cơ sở ở Ma Cao, Thượng Hải (Trung Quốc). Công nhân Việt Nam làm việc trên các hãng tàu của Pháp đã gia nhập tổ chức này. Họ đã góp phần đưa đón cán bộ, tài liệu cách mạng từ nước ngoài về nước.
Từ năm 1922, phong trào công nhân có bước phát triển mới. Trước hết là cuộc đấu tranh của 600 công nhân nhuộm Sài Gòn-Chợ Lớn. Nét mới của cuộc đấu tranh này là sự tập trung đông đảo của thợ nhuộm của nhiều cơ sở nhuộm trên đất Sài Gòn-Chợ Lớn. Vì thế, Nguyễn Ái Quốc đã đánh giá cuộc bãi công đó như là “dấu hiệu của thời đại mới”. Tiếp đó, 3 cuộc đấu tranh của công nhân 3 nhà máy dệt ở trên 3 địa bàn khác nhau là Hải Dương, Hà Nội và Nam Định, ở những thời điểm khác nhau, nhưng cùng theo đuổi một mục đích: đòi tống cổ tên đốc công tàn ác.
(Tiến trình Lịch sử Việt Nam, trang 261)
Cuộc đấu tranh của công nhân ba nhà máy dệt ở những đâu?
Câu 14:
Dựa vào các thông tin được cung cấp dưới đây để trả lời các câu hỏi sau:
Theo thống kê của chính quyền thực dân, từ 1920-1925 đã nổ ra 25 cuộc bãi công, tiêu biểu có những sự kiện sau:
Năm 1919 nổ ra cuộc bãi công của thủy thủ tàu Sác nô đang đậu ở cảng Hải Phòng đòi tăng lương và phản đối việc đưa lính Việt Nam sang đàn áp nhân dân Xyri.
Năm 1920, hơn 200 thủy thủ của 5 chiếc tàu Pháp đang buông neo ở cảng Sài Gòn đã bãi công đòi phụ cấp đắt đỏ.
Năm 1921, Liên đoàn công nhân tàu biển Viễn Đông được thành lập và tổ chức ở nhiều cơ sở ở Ma Cao, Thượng Hải (Trung Quốc). Công nhân Việt Nam làm việc trên các hãng tàu của Pháp đã gia nhập tổ chức này. Họ đã góp phần đưa đón cán bộ, tài liệu cách mạng từ nước ngoài về nước.
Từ năm 1922, phong trào công nhân có bước phát triển mới. Trước hết là cuộc đấu tranh của 600 công nhân nhuộm Sài Gòn-Chợ Lớn. Nét mới của cuộc đấu tranh này là sự tập trung đông đảo của thợ nhuộm của nhiều cơ sở nhuộm trên đất Sài Gòn-Chợ Lớn. Vì thế, Nguyễn Ái Quốc đã đánh giá cuộc bãi công đó như là “dấu hiệu của thời đại mới”. Tiếp đó, 3 cuộc đấu tranh của công nhân 3 nhà máy dệt ở trên 3 địa bàn khác nhau là Hải Dương, Hà Nội và Nam Định, ở những thời điểm khác nhau, nhưng cùng theo đuổi một mục đích: đòi tống cổ tên đốc công tàn ác.
(Tiến trình Lịch sử Việt Nam, trang 261)
Nguyễn Ái Quốc đã đánh giá cuộc bãi công đó như là “dấu hiệu của thời đại mới?
Câu 15:
Dựa vào các thông tin được cung cấp dưới đây để trả lời các câu hỏi sau:
Ở Bắc Bộ, bộ đội Hà Nội đột nhập sân bay Gia Lâm, phá hủy 18 máy bay. Các đơn vị bộ đội địa phương và dân quân du kích làm tê liệt Đường số 5, tiêu diệt nhiều đồn bốt sau lưng địch. Phần lớn đồng bằng Bắc Bộ được giải phóng.
Ở Trung Bộ, quân dân Liên khu V chặn đứng cuộc tiến công Át lăng lần thứ hai, tiêu diệt gần 5000 tên địch. Bộ đội Tây Nguyên đánh mạnh trên các Đường số 14, 19 và tập kích lần thứ hai vào thị xã Plâyku, diệt nhiều tên địch.
Ở Nam Bộ, kết hợp với các cuộc tiến công của bộ đội, nhân dân nổi dậy vừa uy hiếp, vừa làm công tác binh vận, đã bức rút hoặc diệt hàng nghìn đồn bốt, tháp canh của địch. Tại Sài Gòn và các đô thị, phong trào đấu tranh chính trị đòi hòa bình, cải thiện dân sinh và chiến tranh du kích dấy lên mạnh mẽ.
Cuộc Tiến công chiến lược Đông-Xuân 1953-1954 và chiến dịch lịch sử Điện Biên Phủ đã toàn thắng, quân dân ta đã loại khỏi vòng chiến đấu 128200 địch, thu 19 000 súng các loại, bắn cháy và phá hủy 162 máy bay, 81 đại bác, giải phóng nhiều vùng rộng lớn trong cả nước.
(Theo SGK Lịch sử 12, trang 151-152)
Bộ đội đã nhập vào sân bay nào của Pháp để phá hủy máy bay?