Câu hỏi:
23/07/2024 174Đọc đoạn thơ sau đây và trả lời câu hỏi:
“Đọc thơ, có người như nhà thực vật
Đọc mùa quả, hoa chói mắt
Có người như nhà địa chất
Cái mạch ngầm văn bản phía sau văn.
Kẻ đọc dương, người lại nghe cái âm âm.
Cái nhạc trưởng chỉ huy trong tiềm thức”
(Chế Lan Viên, “Đọc thơ mạch ngầm văn bản”)
Xác định thể thơ của văn bản trên?
A. Bảy chữ
B. Tám chữ
C. Tự do
D. Lục bát
Trả lời:
Văn bản sử dụng thể thơ tự do
Đáp án cần chọn là: C
CÂU HỎI HOT CÙNG CHỦ ĐỀ
Câu 1:
Đọc bài thơ sau đây và trả lời câu hỏi:
VẪN CẦN CÓ MẸ
Cho dù con sắp già rồi
Con vẫn cần Mẹ như thời trẻ thơ
Vẫn cần Mẹ hát ầu ơ
Ru con khỏi những bơ vơ lòng mình.
Cho dù sáng giá công danh
Con vẫn cần Mẹ ân cần sớm hôm
Một chén nước, một bát cơm
Từ tay Mẹ, vẫn sướng hơn tiệc tùng.
Cho dù con là người hùng
Con vẫn cần Mẹ mắc mùng đêm khuya
Gió từ tay quạt Mẹ đưa
Mát hơn ngàn vạn cơn mưa đầu mùa.
Mẹ ơi con biết là thừa
Nói câu "ơn Mẹ", dù chưa bao giờ
Con biết Mẹ cũng chẳng chờ
Nuôi con khôn lớn để nhờ mai sau.
Nhưng mà con thấy xót đau
Cả đời Mẹ đã dãi dầu đắng cay
Con đi biền biệt tháng ngày
Lúc dừng chân đã mây bay trắng đầu.
Bơ vơ, tội nghiệp giàn trầu
Tủi thân biết mấy thân cau trước nhà
Con về gần, Mẹ đã xa
Câu thơ lỏng chỏng giữa nhà, mồ côi!
Mai sau dù có già rồi
Con vẫn cần Mẹ như thời trẻ thơ!
Nguyễn Văn Thu
Xác định thể thơ của văn bản?
Câu 2:
Đọc đoạn thơ sau đây và trả lời câu hỏi:
“Chưa chữ viết đã vẹn tròn tiếng nói
Vầng trăng cao đêm cá lặn sao mờ
Ôi tiếng Việt như đất cày, như lụa
Óng tre ngà và mềm mại như tơ
Tiếng tha thiết nói thường nghe như hát
Kể mọi điều bằng ríu rít âm thanh
Như gió nước không thể nào nắm bắt
Dấu huyền trầm, dấu ngã chênh vênh”
(Lưu Quang Vũ – Tiếng Việt)
Đoạn thơ trên sử dụng thể thơ gì?
Câu 3:
Đọc văn bản sau đây và trả lời câu hỏi:
TỔ QUỐC Ở TRONG LÒNG
Đừng vội nói to tát về Tổ Quốc!
Chỉ cần ra đường đi đúng Luật Giao thông,
Không tùy tiện mỗi khi xả rác,
Thế là ta có Tổ Quốc trong lòng!
Mỗi ngày sống, ta giữ mình điềm tĩnh
Không bon chen, không thủ đoạn đê hèn,
Trước danh lợi, ta giữ điều liêm sỷ,
Tổ Quốc trong lòng sẽ vững vàng thêm!
Trước chức quyền, ta không chạy chọt,
Không tham lam, không nhũng nhiễu nhỏ to,
Không bè cánh. Quyết làm người tử tế.
Tổ Quốc trong lòng ta sẽ thơm tho!
Thấy tai nạn, không xông vào hôi của,
Nói khiêm nhường, không cất miệng chửi thề,
Không ngoảnh mặt trước cảnh đời khốn khó.
Tổ Quốc trong lòng đâu có tái tê!...
Tổ Quốc thân thương như lời ru của Mẹ,
Như câu dân ca Cha hát thường ngày,
Như cánh đồng vẫn xanh bát ngát,
Như áo mặc trên người, như hoa trên tay.
Nói to tát gì về Tổ Quốc hôm nay,
Nếu ta sống không thật lòng mỗi lúc,
Nếu ta đang tâm tranh quyền, đoạt chức,
Nếu ta dùng tiền mua vọng, mua danh?
Nếu có quyền mà bạo ngược với dân lành,
Với cấp trên, ta chạy theo xu nịnh,
Với công việc, ta không tròn trách nhiệm;
To tát làm gì, Tổ Quốc đau thêm!
Nếu có tiền mà hành xử dã tâm,
Nếu ăn cắp mà giả vờ lương thiện,
Đừng bao giờ cất mồm bao biện,
Tổ Quốc không dung kẻ đê tiện bao giờ!
Bởi Nhân Dân đâu có khù khờ,
Triệu tai mắt nhìn đều thấu hiểu!
Không lương thiện, xin đừng báo hiếu!
Không lương tri, chớ mang mặt Con Người!
Tổ Quốc muôn năm sừng sững giữa Đất Trời!
Tổ Quốc muôn năm bền vững giữa lòng Người!
Nguyễn Văn Thu
Xác định thể thơ của văn bản trên?
Câu 4:
Đọc đoạn thơ sau đây và trả lời câu hỏi:
Hỡi tất cả chúng bay, một bầy ma quỷ
Nhân danh ai?
Bay mang những B 52
Những na-pan, hơi độc
Từ toà Bạch Ốc
Từ đảo Guy-am
Đến Việt Nam
Để ám sát hoà bình và tự do dân tộc
Để đốt những nhà thương, trường học
Giết những con người chỉ biết yêu thương
Giết những trẻ em chỉ biết đến trường
Giết những đồng xanh bốn mùa hoa lá
Và giết cả những dòng sông của thơ ca nhạc hoạ!
Nhân danh ai?
Bay chôn tuổi thanh xuân của chúng ta trong những quan tài
Ôi những người con trai khoẻ đẹp
Có thể biến thiên nhiên thành điện, thép
Cho con người hạnh phúc hôm nay!
Nhân danh ai?
Bay đưa ta đến những rừng dày
Những hố chông, những đồng lầy kháng chiến
Những làng phố đã trở nên pháo đai ẩn hiện
Những ngày đêm đất chuyển trời rung…
Ôi Việt Nam, xứ sở lạ lùng
Đến em thơ cũng hoá thành những anh hùng
Đến ong dại cũng luyện thành chiến sĩ
Và hoa trái cũng biến thành vũ khí!
TríchÊ-mi-li, con– Tố Hữu
Xác định thể thơ của văn bản trên?