Câu hỏi:
22/07/2024 192“Để cứu mẹ, Thúy Anh quyết định vay nóng tiền. Chỉ cần cứu được mẹ, dẫu phải trả giá bao nhiêu cô ấy cũng sẵn lòng.”
Trong đoạn câu trên, từ “nóng” được dùng với ý nghĩa gì?
A. Nhiệt độ cao hơn so với nhiệt độ cơ thể người, hoặc cao hơn mức được coi là trung bình.
B. Dễ nổi cơn tức giận, gió kìm giữ được những phản ứng thiếu suy nghĩ.
C. Số điện thoại có thể trực tiếp, có thể liên lạc ngay để phản ánh một vấn đề nào đó.
D. Cần gấp, cần có ngay chỉ trong thời gian ngắn.
Trả lời:
Từ “nóng” trong câu có nghĩa là cần gấp, cần có ngay tiền trong một khoảng thời gian ngắn.
Đáp án cần chọn là: D
CÂU HỎI HOT CÙNG CHỦ ĐỀ
Câu 1:
“Công viên là lá phổi xanh của thành phố”
Từ nào trong câu thơ trên được dùng với nghĩa chuyển?
Câu 2:
(1) “Nặng lòng xót liễu vì hoa,
Trẻ thơ đã biết đâu mà dám thưa.”
(2) Cỏ non xanh tận chân trời,
Cành lê trắng điểm một vài bông hoa.
Đọc thật kĩ các câu thơ trên và cho biết trường hợp nào từ “hoa” được dùng với nghĩa gốc?
Câu 3:
“Sống trong cát, chết vùi trong cát
Những trái tim như ngọc sáng ngời.”
(Tố Hữu)
Từ nào trong câu thơ trên được dùng với nghĩa chuyển?
Câu 5:
Trong các trường hợp sau đây, trường hợp nào từ “mắt” được chuyển nghĩa theo cách ẩn dụ
(1) Con mắt là cửa sổ tâm hồn
(2) Quả na mở mắt nhìn ngơ ngác
Đàn kiến trường chinh tự thuở nào.
(Trần Đăng Khoa)
Câu 6:
(1) Đề huề lưng túi gió trăng,
Sau chân theo một vài thằng con con.
(Nguyễn Du - Truyện Kiều)
(2) Buồn trông nội cỏ rầu rầu,
Chân mây mặt đất một màu xanh xanh.
(Nguyễn Du - Truyện Kiều)
Từ nào trong câu thơ trên được dùng với nghĩa chuyển? Và chuyển nghĩa theo phương thức nào?
Câu 7:
Bạch Thái Bưởi mở công ti vận tải đường thủy vào lúc những con tàu của người Hoa đã độc chiếm các đường sông miền Bắc. Ông cho người đến các bến tàu diễn thuyết. Trên mỗi chiếc tàu, ông dán dòng chữ "Người ta thì đi tàu ta" và treo một cái ống để khách nào đồng tình với ông thì vui lòng bỏ ống tiếp sức cho chủ tàu. Khi bổ ống, tiền đồng rất nhiều, tiền hào, tiền xu thì vô kể. Khách đi tàu của ông ngày một đông. Nhiều chủ tàu người Hoa, người Pháp phải bán lại tàu cho ông. Rồi ông mua xưởng sửa chữa tàu, thuê kĩ sư giỏi trông nom. Lúc thịnh vượng nhất, công ti của Bạch Thái Bưởi có tới ba mươi chiếc tàu lớn nhỏ mang những cái tên lịch sử: Hồng Bàng, Lạc Long, Trưng Trắc, Trưng Nhị,...
Chỉ trong mười năm, Bạch Thái Bưởi đã trở thành "một bậc anh hùng kinh tế" như đánh giá của người cùng thời.
(“Vua Tàu Thủy” Bạch Thái Bưởi)
Trong đoạn văn trên, từ “kinh tế” được dùng với ý nghĩa gì?
Câu 8:
“Buổi biểu diễn đầu năm sẽ có sự xuất hiện của một tay trống vô cùng nổi tiếng.”
Trong câu văn trên, từ “tay” được dùng với ý nghĩa gì?
Câu 9:
“Nhìn chung, Nguyễn Tuân là một người lắm tài mà cũng nhiều tật. Ngay những độc giả hâm mộ anh cũng cứ thấy lắm lúc vướng mắc khó chịu. Nhưng để bù lại, Nguyễn Tuân lại muốn dựa vào cái duyên khá mặn mà của mình chăng?. Cái duyên “tài tử” rất trẻ, rất vui, với những cách ăn nói suy nghĩ vừa tài hoa vừa độc đáo, vừa hóm hỉnh nghịch ngợm làm cho người đọc phải bật cười mà thể tất cả những cái “khó chịu” gai góc của phong cách anh”.
(Con đường Nguyễn Tuân đi đến bút kí chống Mĩ, Nguyễn Đăng Mạnh)
Đặt trong ngữ cảnh của cả đoạn, chữ “tài tử” trong câu 4 có nghĩa là:
Câu 10:
“Buồn trông nội cỏ rầu rầu
Chân mây mặt đất một màu xanh xanh”
(Nguyễn Du, Truyện Kiều)
Từ nào trong câu thơ trên được dùng với nghĩa chuyển?
Câu 12:
(1) Khi chiếc lá xa cành
Lá không còn màu xanh
Mà sao em xa anh
Đời vẫn xanh vời vợi
(Gửi em dưới quê làng - Hồ Ngọc Sơn)
(2) Công viên là lá phổi xanh của thành phố.
Từ “lá” nào trong câu thơ trên được dùng với nghĩa chuyển? Và chuyển nghĩa theo phương thức nào?
Câu 13:
Trong các trường hợp sau đây, trường hợp nào từ “tay” được dùng với nghĩa chuyển?
(1) Ngang lưng thì thắt bao vàng,
Đầu đội nón dấu, vai mang súng dài.
Một tay thì cắp hỏa mai,
Một tay cắp giáo, quan sai xuống thuyền.
Thùng thùng trống đánh ngũ liên,
Bước chân xuống thuyền nước mắt như mưa.
(Ca dao)
(2) Một tay gây dựng cơ đồ,
Bấy lâu bể Sở sông Ngô tung hoành.
(Truyện Kiều)
(3) Anh em như thể tay chân
Rách lành đùm bọc, dở hay đỡ đần.
(Ca dao)
(4) “Cũng nhà hành viện xưa nay,
Cũng phường bán thịt cũng tay buôn người”
(Nguyễn Du, Truyện Kiều)
Câu 14:
“Bộ GD&ĐT cho hay quy trình xây dựng ngân hàng câu hỏi thi chuẩn hóa được thực hiện nghiêm ngặt với yêu cầu bảo mật nội bộ chặt chẽ để bảo đảm chất lượng câu hỏi thi và tính khoa học khách quan trong ra đề thi. Cục Quản lý Chất lượng đã xây dựng quy trình bảo mật và chỉ đạo Trung tâm Khảo thí quốc gia quán triệt áp dụng ngay trong từng công đoạn của quy trình 9 bước.”
(Nguồn Internet)
Trong đoạn văn trên, từ “ngân hàng” được dùng với ý nghĩa gì?
Câu 15:
"Thế kỷ hai mốt là thế kỷ của công nghệ thông tin, gọi bằng cái tên khác là thời kỳ công nghệ số, mạng xã hội ra đời như một phần tất yếu, và một “loại” anh hùng cũng từ đó sinh ra.“Anh hùng bàn phím” – cụm từ này cư dân mạng chắc chắn đã... quen quen, hãy cứ bắt đầu bằng cái tên, từ cái tên để dễ dàng nhận diện: Đó là những kẻ thường chẳng được ai biết đến, luôn giấu mình trong thế giới ảo, thích che giấu thân phận mình và đặc biệt luôn tìm thú vui bằng bàn phím với đôi tay.
(Nguồn Internet)
Đặt trong ngữ cảnh của cả đoạn, chữ “anh hùng bàn phím ” được in đậm có nghĩa là: