Câu hỏi:
22/07/2024 216Đâu không phải là nguyên nhân dẫn đến xuất hiện hai con đường giải quyết khủng hoảng khác nhau giữa các nước tư bản trong cuộc khủng hoảng kinh tế 1929-1933?
A. Do sự khác biệt về thái độ của các nước với trật tự Vécxai – Oasinhtơn.
B. Do sự khác biệt về tiềm lực kinh tế
C. Do sự khác biệt về yếu tố lịch sử
D. Do mức độ phát triển khác nhau của phong trào hòa bình dân chủ
Trả lời:
Để thoát khỏi tình trạng khủng hoảng đã xuất hiện 2 giải pháp, con đường khác nhau:
- Mĩ, Anh, Pháp tiến hành những cải cách kinh tế- xã hội, đổi mới quá trình quản lý sản xuất
- Đức, Italia, Nhật Bản thiết lập một nền cai trị cứng rắn- chế độ độc tài phát xít- nền chuyên chính, khủng bố công khai của những phần tử phản động nhất, sô vanh nhất, đế quốc chủ nghĩa nhất của tư bản tài chính
*Nguyên nhân:
- Tiềm lực kinh tế: nhóm các nước tư bản dân chủ có một nền kinh tế vững chắc, hệ thống thuộc địa rộng lớn nên có thể san sẻ gánh nặng cho thuộc địa. Còn các nước phát xít không có hệ thống thuộc địa nền tiềm lực kinh tế sẽ bị hạn chế
- Thái độ với trật tự Vécxai – Oasinhtơn: các nước tư bản dân chủ là những nước được hưởng lợi nhiều nhất từ trật tự Vécxai – Oasinhtơn nên muốn duy trì trật tự này. Còn các nước phát xít không được hưởng lợi nhiều, thậm chí còn bị bắt đền nặng nề từ hiệp ước Véc-xai nên muốn phá bỏ trật tự này
- Ảnh hưởng của truyền thống lịch sử: Anh là quê hương của chế độ đại nghị tư sản. Mĩ là quốc gia dân chủ nhất trong số các quốc gia dân chủ trên thế giới; Pháp là nơi diễn ra cuộc cách mạng tư sản triệt để nhất thời cận đại. Trong khi đó, cả Đức và Nhật Bản đều bị ảnh hưởng của chủ nghĩa quân phiệt hiếu chiến; Italia đã phát xít hóa bộ máy chính quyền từ đầu những năm 20 của thế kỉ XX.
Đáp án D: Mức độ phát triển khác nhau của phong trào hòa bình dân chủ không phải là nguyên nhân dẫn đến xuất hiện hai con đường giải quyết khủng hoảng khác nhau giữa các nước tư bản trong cuộc khủng hoảng kinh tế 1929-1933.
Đáp án cần chọn là: D
CÂU HỎI HOT CÙNG CHỦ ĐỀ
Câu 1:
Các nước đế quốc tham dự hội nghị Véc- xai (1919-1920) với mục đích chính là
Câu 2:
Sự ra đời của hai khối đế quốc đối lập nhau từ đầu những năm 30 của thế kỉ XX đã báo hiệu nguy cơ gì?
Câu 3:
Sau Chiến tranh thế giới thứ nhất, những văn kiện được kí kết tại các hội nghị hòa hình đã đưa đến hình thành một trật tự thế giới mới, đó là
Câu 4:
Thiết lập chế độ độc tài phát xít là cách giải quyết khủng hoảng kinh tế 1929 – 1933 của những quốc gia nào?
Câu 5:
Nguyên nhân cơ bản dẫn đến sự sụp đổ của Trật tự Véc-xai – Oa-sinh-tơn là
Câu 6:
Để thoát ra khỏi khủng hoảng kinh tế 1929 – 1933, các nước tư bản Anh, Pháp, Mĩ đã thực hiện biện pháp gì?
Câu 7:
Vì sao trong những năm 1919-1920, mặc dù đã có một hội nghị hòa bình để giải quyết vấn đề chiến tranh ở Vécxai nhưng năm 1921, Mĩ lại triệu tập một hội nghị hòa bình mới ở Oasinhtơn?
Câu 8:
Ý nào không phản ánh đúng hậu quả của cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới 1929 – 1933?
Câu 9:
Cơ sở nào để Nguyễn Ái Quốc quyết định gửi đến hội nghị Véc-xai bản Yêu sách của nhân dân An Nam (1919)?
Câu 10:
Trật tự Véc-xai – Oa-sinh-tơn được thiết lập phản ánh điều gì trong quan hệ quốc tế?
Câu 12:
Đặc điểm cơ bản trong quan hệ giữa các nước tư bản từ sau chiến tranh thế giới thứ nhất để trước chiến tranh thế giới thứ hai là
Câu 13:
Cuộc khủng hoảng kinh tế 1929 - 1933 đã ảnh hưởng như thế nào đến các nước thuộc địa và phụ thuộc trong đó có Việt Nam?
Câu 15:
Nguyên nhân chủ yếu dẫn đến khủng hoảng kinh tế trong những năm 1929-1933 là