Câu hỏi:
06/09/2024 168Đặc trưng di truyền của một quần thể giao phối được thể hiện ở
A. Tần số alen và tần số kiểu gen
B. Số loại kiểu hình khác nhau trong quần thể
C. Số lượng cá thể và mật độ cá thể
D. Nhóm tuổi và tỉ lệ giới tính của quần thể
Trả lời:
Đáp án đúng là: A
- Đặc trưng di truyền của một quần thể giao phối được thể hiện ở tần số alen và tần số kiểu gen của quần thể.
A đúng.
- Các đặc trưng cơ bản của quần thể như:
+ Số lượng cá thể (kích thước quần thể).
+ Mật độ cá thể.
+ Nhóm tuổi.
+ Giới tính.
+ Kiểu phân bố.
B, C, D sai.
* Tìm hiểu "Quần thể và các đặc trưng di truyền của quần thể"
a) Quần thể
- Quần thể là một tập hợp các cá thể cùng loài, sống trong cùng khu vực địa lí, ở cùng một thời điểm, có khả năng giao phối với nhau tạo ra đời con hữu thụ.
- Các quần thể của cùng một loài có thể khác nhau về cấu trúc di truyền.
- Quần thể có thể được hình thành do một số ít cá thể trong quần thể di cư đến nơi ở mới hay từ quần thể ban đầu bị chia cắt thành hai hoặc nhiều quần thể khác nhau bởi các trở ngại địa lí (núi, sông, biển,...). Sự phân chia các cá thể về hai quần thể là hoàn toàn ngẫu nhiên (các cá thể có kiểu gene khác nhau) dẫn đến cấu trúc di truyền của quần thể ngay từ khi mới hình thành đã khác nhau.
- Trong quá trình tồn tại và phát triển, các quần thể của cùng một loài chịu ảnh hưởng bởi các điều kiện môi trường khác nhau, sống tương đối cách li nhau nên duy trì được sự khác biệt về các đặc trưng di truyền.
- Di truyền học quần thể là một lĩnh vực của di truyền học, nghiên cứu về tần số các loại allele, tần số các kiểu gene cũng như những yếu tố tác động làm thay đổi tần số allele và thành phần kiểu gene trong quần thể qua các thế hệ.
b) Các đặc trưng di truyền của quần thể
- Mỗi quần thể thường có một vốn gene riêng. Vốn gene là tập hợp các loại allele của tất cả các gene trong mọi cá thể của một quần thể tại một thời điểm xác định.
- Các đặc trưng di truyền của quần thể là tần số allele và tần số kiểu gene.
+ Tần số allele của một gene là tỉ số giữa số lượng một loại allele trên tổng số các loại allele của gene đó trong quần thể.
+ Tần số kiểu gene là tỉ số giữa số lượng cá thể có cùng kiểu gene trên tổng số cá thể có trong quần thể.
Ví dụ: Một quần thể ruồi giấm gồm 200 con, trong đó 80 con có kiểu gene BB (thân nâu), 70 con có kiểu gene Bb (thân nâu) và 50 con với kiểu gene bb (thân đen). Vì ruồi giấm là sinh vật lưỡng bội nên tổng số các allele của gene quy định màu thân trong quần thể là 200 x 2 = 400 allele. Tần số allele B là: [(80 × 2) +70]/400 = 0,575, tần số allele b = [(50 x 2) +70]/400 = 0,425. Tần số kiểu gene BB = 80/200 = 0,4, tần số kiểu gene Bb = 70/200 = 0,35 và tần số kiểu gene bb = 50/200 = 0,25.
- Các nhà di truyền học sử dụng chữ cái p chỉ tần số allele trội và q chỉ tần số của allele còn lại (allele lặn).
- Quần thể có nhiều loại allele và tần số các kiểu gene dị hợp tử cao được gọi là quần thể đa dạng di truyền (hay đa hình di truyền). Quần thể có độ đa dạng di truyền càng cao thì càng có khả năng thích nghi với sự biến động của môi trường.
Xem thêm các bài viết liên quan hay, chi tiết khác:
Lý thuyết Sinh học 12 Bài 16: Cấu trúc di truyền của quần thể
CÂU HỎI HOT CÙNG CHỦ ĐỀ
Câu 1:
Một quần thể người có tần số người bị bệnh bạch tạng là 1/10000. Giả sử quần thể này cân bằng di truyền. Xác suất để hai người bình thường trong quần thê này lấy nhau sinh ra người con đầu lòng bị bạch tạng là bao nhiều phần trăm? Biết rằng bệnh bạch tạng do một gen nằm trên nhiễm sắc thể thường qui định
Câu 2:
Xét 3 tế bào sinh tinh của một cá thể có kiểu gen giảm phân bình thường hình thành các giao tử. Số loại giao tử tối đa có thể thu được là:
Câu 3:
Ở một loài thực vật, khi cho cây thân cao lai phân tích thu được F1 có tỉ lệ 3 cây thân thấp: 1 cây thân cao. Cho tất cả các cây thân thấp ở F1 giao phấn ngẫu nhiên, tỉ lệ kiểu hình cây thân cao thu được ở F2 là
Câu 4:
Một gen mã hóa liên tục ở vi khuẩn mã hóa phân tử protein A, sau khi bị đột biến đã điều khiển tổng hợp phân tử protein B. Phân tử protein B ít hơn phân tử Protein A một axit amin và có 3 axit amin mới. Giả sử không có hiện tượng dư thừa mã, thì những biến đổi đã xảy ra trong gen đột biến là
Câu 5:
Ở người alen A qui định mắt nhìn màu bình thường trội hoàn toàn so với alen a gây bệnh mù màu đỏ - xanh lục. Gen này nằm trên đoạn không tương đồng của nhiễm sắc thể giới tính X. Trong một gia đình, người bố có mắt nhìn màu bình thường, người mẹ bị mù màu, sinh ra người con trai thứ nhất có mắt nhìn màu bình thường, người con trai thứ hai bị mù màu. Biết rằng không có đột biến gen và đột biến cấu trúc nhiễm sắc thể quá trình giảm ở mẹ diễn ra bình thường. Kiểu gen của hai người con trai này lần lượt là những kiểu gen nào sau đây?
Câu 6:
Ở ngô, giả thiết hạt phấn (n+1) không có khả năng thụ tinh; noãn (n+1) vẫn thụ tinh bình thường. Gọi gen R quy định hạt đỏ trội hoàn toàn so với gen r qui định hạt trắng. Cho P: ♂RRr(2n+1) x ♀Rrr(2n+1). Tỉ lệ kiểu hình ở F1 là:
Câu 7:
Ở một loài thực vật, alen A qui định quả tròn, alen a qui định quả bầu dục; alen B qui định quả ngọt, alen b qui định quả chua; alen D qui định quả có vị thơm, alen d qui định quả không có vị thơm. Khi cho hai cây (P) có cùng kiểu gen giao phấn với nhau thu được F1 có tỉ lệ phân li kiểu hình là : 540 cây có quả tròn, ngọt, có vị thơm; 180 cây có quả tròn, ngọt, không có vị thơm; 180 cây có quả bầu dục, chua, có vị thơm; 60 cây có quả bầu dục, chua, không có vị thơm. Biết rằng không có đột biến xảy ra. Kiểu gen của cây P là:
Câu 8:
Quá trình giảm phân của cơ thể có kiểu gen xảy ra hoán vị với tần số 25%. Loại giao tử hoán vị được tạo ra là
Câu 9:
Một quần thể ban đầu có cấu trúc di truyền là : 0,6AA : 0,4Aa. Sau một thế hệ ngẫu phối, người ta thu được ở đời con 8000 cá thể. Tính theo lí thuyết, số cá thể có kiểu gen dị hợp ở đời con là:
Câu 10:
Ở người, bệnh mù màu do gen lặn m nằm trên NST giới tính X qui định, gen trội M qui định mắt bình thường. Cấu trúc di truyền nào sau đây trong quần thể người ở trạng thái cân bằng?
Câu 11:
Ở người có một số bệnh và hội chứng sau:
1. Bệnh ung thư máu;
2. Bệnh thiếu máu và hồng cầu hình lưỡi liềm;
3. Bệnh bạch tạng;
4. Hội chứng Đao;
5. Hội chứng Tocnơ
6. Bệnh mù màu
Những bệnh nào sau đây do đột biến nhiễm sắc thể gây nên ?
Câu 12:
Lai ruồi giấm ♀ mắt đỏ, cánh bình thường với ruồi giấm ♂ mắt trắng, cánh xẻ thu được F1 100% mắt đỏ, cánh bình thường. Cho F1 lai với nhau được F2 gồm ♀: 300 con mắt đỏ, cánh bình thường; ♂: 120 con mắt đỏ, cánh bình thường, 120 con mắt trắng, cánh xẻ,29 con mắt đỏ, cánh xẻ, 31 con mắt trắng , cánh bình thường. Kiểu gen, tần số hoán vị gen của F1 là:
Câu 13:
Khi lai thứ lúa thân cao, hạt gạo trong với thứ lúa thân thấp, hạt gạo đục thu được F1 toàn thân cao, hạt đục Cho F1 tự thụ phấn thu được F2 gồm 15600 cây với 4 kiểu hình trong đó có 3744 cây thân cao, hạt trong. Biết rằng mỗi cặp tính trạng chỉ do 1 gen qui địnhvà mọi diễn biến của nhiễm sắc thể trong giảm phân ở tế bào sinh trứng và tế bào sinh hạt phấn là giống nhau. Tần số hoán đổi gen của F1 là
Câu 15:
Trong một số trường hợp ở E.coli, khi môi trường không có lactozo nhưng operon Lac vẫn hoạt động tổng hợp các enzim phân giải đường lactozo. Khả năng nào sau đây có thể xảy ra?