Câu hỏi:
22/07/2024 107
c) Xác định bố cục văn bản và nêu nội dung của từng phần.
c) Xác định bố cục văn bản và nêu nội dung của từng phần.
Trả lời:
c) Bố cục và nội dung của từng phần văn bản có thể được xác định như sau:
- Phần 1: Từ đầu đến “tuổi thơ của mình”: Giới thiệu chung và trình bày nội dung của bộ phim.
- Phần 2: Từ “Sự khô khan, đơn điệu” đến “ngắm sao trời”: Giới thiệu về đặc sắc nghệ thuật của bộ phim.
- Phần 3: Phần còn lại: Giới thiệu thông điệp của bộ phim và đánh giá chung về bộ phim.
c) Bố cục và nội dung của từng phần văn bản có thể được xác định như sau:
- Phần 1: Từ đầu đến “tuổi thơ của mình”: Giới thiệu chung và trình bày nội dung của bộ phim.
- Phần 2: Từ “Sự khô khan, đơn điệu” đến “ngắm sao trời”: Giới thiệu về đặc sắc nghệ thuật của bộ phim.
- Phần 3: Phần còn lại: Giới thiệu thông điệp của bộ phim và đánh giá chung về bộ phim.
CÂU HỎI HOT CÙNG CHỦ ĐỀ
Câu 1:
Mục đích phần sa pô của văn bản này là gì?
A. Cung cấp thông tin tóm tắt văn bản cho người đọc
B. Thu hút sự chú ý của người đọc
C. Giới thiệu ý kiến nhận xét của khán giả uy tín về bộ phim
D. Giới thiệu điều ấn tượng nhất trong bộ phim
Mục đích phần sa pô của văn bản này là gì?
A. Cung cấp thông tin tóm tắt văn bản cho người đọc
B. Thu hút sự chú ý của người đọc
C. Giới thiệu ý kiến nhận xét của khán giả uy tín về bộ phim
D. Giới thiệu điều ấn tượng nhất trong bộ phim
Câu 2:
Hãy sắp xếp các thông tin sau trong văn bản vào ô tương ứng ở bảng bên dưới:
a) Giới thiệu chung về bộ phim Người cha và con gái
b) Người cha chia tay con gái ở cái bến nhỏ
c) Loại phim, đạo diễn, năm thực hiện, thời lượng, giải thưởng đạt được,...
d) Người con gái kiên trì trở lại bến sông tìm cha hết năm này qua năm khác, từ lúc còn là cô bé cho đến khi đã là bà cụ già và bến sông đã hoá thành một vùng lau lách um tùm
e) Giới thiệu về nghệ thuật của bộ phim Người cha và con gái
g) Tông màu chủ đạo của phim
h) Cảnh vẽ trong phim
i) Bà lão bước xuống lòng bến, phát hiện con thuyền năm xưa của người cha bị mắc cạn trong cát
k) Các hình ảnh ẩn dụ trong phim
l) Động tác, cử chỉ, âm nhạc nền của phim
m) Bà lão nằm xuống lòng thuyền, trong phút chốc bả thấy hình ảnh người cha hiện ra, bà lão trở thành cô bé, hai cha con ôm chặt lấy nhau trong xúc động
n) Nêu thông điệp, ý nghĩa của bộ phim
o) Bộ phim làm người đọc sống lại những kỉ niệm thời thơ ấu, giúp nhận ra sự quý giá vô cùng của tình phụ tử
p) Hãy trân trọng người cha, người mẹ,...
q) Giới thiệu nội dung bộ phim Người cha và con gái
Thông tin chính
của mỗi phần
Thông tin chi tiết làm rõ cho thông tin chính
Phần (1): ...
Phần (2): ...
Phần (3): ...
Phần (4): ...
Hãy sắp xếp các thông tin sau trong văn bản vào ô tương ứng ở bảng bên dưới:
a) Giới thiệu chung về bộ phim Người cha và con gái
b) Người cha chia tay con gái ở cái bến nhỏ
c) Loại phim, đạo diễn, năm thực hiện, thời lượng, giải thưởng đạt được,...
d) Người con gái kiên trì trở lại bến sông tìm cha hết năm này qua năm khác, từ lúc còn là cô bé cho đến khi đã là bà cụ già và bến sông đã hoá thành một vùng lau lách um tùm
e) Giới thiệu về nghệ thuật của bộ phim Người cha và con gái
g) Tông màu chủ đạo của phim
h) Cảnh vẽ trong phim
i) Bà lão bước xuống lòng bến, phát hiện con thuyền năm xưa của người cha bị mắc cạn trong cát
k) Các hình ảnh ẩn dụ trong phim
l) Động tác, cử chỉ, âm nhạc nền của phim
m) Bà lão nằm xuống lòng thuyền, trong phút chốc bả thấy hình ảnh người cha hiện ra, bà lão trở thành cô bé, hai cha con ôm chặt lấy nhau trong xúc động
n) Nêu thông điệp, ý nghĩa của bộ phim
o) Bộ phim làm người đọc sống lại những kỉ niệm thời thơ ấu, giúp nhận ra sự quý giá vô cùng của tình phụ tử
p) Hãy trân trọng người cha, người mẹ,...
q) Giới thiệu nội dung bộ phim Người cha và con gái
Thông tin chính của mỗi phần |
Thông tin chi tiết làm rõ cho thông tin chính |
Phần (1): ... |
|
Phần (2): ... |
|
Phần (3): ... |
|
Phần (4): ... |
|
Câu 3:
Ngoài các thông tin được giới thiệu trong bài viết, em còn muốn biết thêm thông tin nào về bộ phim Người cha và con gái? Hãy tìm hiểu và chia sẻ các thông tin đó.
Ngoài các thông tin được giới thiệu trong bài viết, em còn muốn biết thêm thông tin nào về bộ phim Người cha và con gái? Hãy tìm hiểu và chia sẻ các thông tin đó.
Câu 4:
b) Mục đích của văn bản này là gì?
A. Giới thiệu về bộ phim Hoàng tử bé
B. Nêu ý kiến và làm sáng tỏ ý kiến của người viết về bộ phim Hoàng tử bé
C. Chỉ ra những điểm gặp gỡ giữa cuốn tiểu thuyết Hoàng tử bé và bộ phim cùng tên
D. Giới thiệu những ấn tượng của người xem về bộ phim Hoàng tử bé
b) Mục đích của văn bản này là gì?
A. Giới thiệu về bộ phim Hoàng tử bé
B. Nêu ý kiến và làm sáng tỏ ý kiến của người viết về bộ phim Hoàng tử bé
C. Chỉ ra những điểm gặp gỡ giữa cuốn tiểu thuyết Hoàng tử bé và bộ phim cùng tên
D. Giới thiệu những ấn tượng của người xem về bộ phim Hoàng tử bé
Câu 5:
Các hình ảnh trong bài giới thiệu được lấy từ nguồn nào? Theo em, tại sao tác giả lại chọn những hình ảnh này? Em có muốn bổ sung hình ảnh nào vào bài giới thiệu không? Vì sao?
Các hình ảnh trong bài giới thiệu được lấy từ nguồn nào? Theo em, tại sao tác giả lại chọn những hình ảnh này? Em có muốn bổ sung hình ảnh nào vào bài giới thiệu không? Vì sao?
Câu 6:
d) Mỗi trích dẫn sau đây là thông tin khách quan về bộ phim hay ý kiến chủ quan của người giới thiệu về bộ phim?
Trích dẫn
Thông tin khách quan
Ý kiến
chủ quan
1) “Với mong muốn tìm lại cho người xem một bầu trời tuổi thơ tràn đầy sự háo hức, những giấc mơ bay bổng và trí tưởng tượng không giới hạn, đạo diễn đã mang đến cho khán giả một bộ phim vô cùng duyên dáng, phù hợp với mọi đối tượng.
2) “... Câu chuyện về một cô bé với lịch học dày đặc, có thể thu xếp ổn thoả một vụ phá hoại tài sản cá nhân bao gồm gọi cảnh sát, chụp ảnh hiện trường và đòi tiền bồi thường, nhưng lại không thể trả lời được câu hỏi “Mai này em muốn trở thành người như thế nào?” trong cuộc thi tuyển gay gắt vào trường công của thành phố.”
3) “Để đảm bảo tương lai cho con gái mình, mẹ cô bé đã chuyển về một căn nhà mới, tại đây, cô bé đã gặp một người phi công lập dị, chính ông già kì quái này đã giúp cô nhóc có một hành trình vô cùng thú vị để tìm lại tuổi thơ của mình.”.
4) “Xuyên suốt bộ phim là thông điệp vô cùng ý nghĩa: “Điều đáng buồn nhất không phải là sự trưởng thành mà là lãng quên.”.”.
d) Mỗi trích dẫn sau đây là thông tin khách quan về bộ phim hay ý kiến chủ quan của người giới thiệu về bộ phim?
Trích dẫn |
Thông tin khách quan |
Ý kiến chủ quan |
1) “Với mong muốn tìm lại cho người xem một bầu trời tuổi thơ tràn đầy sự háo hức, những giấc mơ bay bổng và trí tưởng tượng không giới hạn, đạo diễn đã mang đến cho khán giả một bộ phim vô cùng duyên dáng, phù hợp với mọi đối tượng. |
|
|
2) “... Câu chuyện về một cô bé với lịch học dày đặc, có thể thu xếp ổn thoả một vụ phá hoại tài sản cá nhân bao gồm gọi cảnh sát, chụp ảnh hiện trường và đòi tiền bồi thường, nhưng lại không thể trả lời được câu hỏi “Mai này em muốn trở thành người như thế nào?” trong cuộc thi tuyển gay gắt vào trường công của thành phố.” |
|
|
3) “Để đảm bảo tương lai cho con gái mình, mẹ cô bé đã chuyển về một căn nhà mới, tại đây, cô bé đã gặp một người phi công lập dị, chính ông già kì quái này đã giúp cô nhóc có một hành trình vô cùng thú vị để tìm lại tuổi thơ của mình.”. |
|
|
4) “Xuyên suốt bộ phim là thông điệp vô cùng ý nghĩa: “Điều đáng buồn nhất không phải là sự trưởng thành mà là lãng quên.”.”. |
|
|
Câu 7:
Mỗi trích dẫn sau thể hiện thông tin khách quan về bộ phim hay nhận xét, ý kiến chủ quan của người giới thiệu về bộ phim?
a) Người cha và con gái (Father and Daughter) là một bộ phim hoạt hình ngắn không lời của đạo diễn người Hà Lan Mai-cơn Đu-đốc đơ Guýt thực hiện năm 2000.
b) Âm nhạc cùng với hình ảnh đã thay lời thoại, biểu đạt thành công tâm trạng của nhân vật: cảm xúc lưu luyến khi chia tay của hai cha con, tâm trạng phơi phới của cô con gái ngày ngày ngược gió đạp xe đi đón cha, bà lão đạp xe trong mệt mỏi với những hi vọng, đợi chờ không tắt, khoảng lặng chùng xuống khi người con nhìn thấy chiếc thuyền xưa...
c) Phim bắt đầu bằng hình ảnh hai cha con cùng đạp xe trên con đường đồi.
d) Hai cha con dang rộng vòng tay, ôm chặt lấy nhau trong ấm áp, yêu thương, xúc động.
e) Hãy trân trọng người cha, người mẹ đang bên bạn, bởi vì có họ ở bên là một niềm hạnh phúc vô giá!
Mỗi trích dẫn sau thể hiện thông tin khách quan về bộ phim hay nhận xét, ý kiến chủ quan của người giới thiệu về bộ phim?
a) Người cha và con gái (Father and Daughter) là một bộ phim hoạt hình ngắn không lời của đạo diễn người Hà Lan Mai-cơn Đu-đốc đơ Guýt thực hiện năm 2000.
b) Âm nhạc cùng với hình ảnh đã thay lời thoại, biểu đạt thành công tâm trạng của nhân vật: cảm xúc lưu luyến khi chia tay của hai cha con, tâm trạng phơi phới của cô con gái ngày ngày ngược gió đạp xe đi đón cha, bà lão đạp xe trong mệt mỏi với những hi vọng, đợi chờ không tắt, khoảng lặng chùng xuống khi người con nhìn thấy chiếc thuyền xưa...
c) Phim bắt đầu bằng hình ảnh hai cha con cùng đạp xe trên con đường đồi.
d) Hai cha con dang rộng vòng tay, ôm chặt lấy nhau trong ấm áp, yêu thương, xúc động.
e) Hãy trân trọng người cha, người mẹ đang bên bạn, bởi vì có họ ở bên là một niềm hạnh phúc vô giá!
Câu 8:
Đọc văn bản sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới:
HOÀNG TỬ BÉ – NỖI BUỒN CỦA SỰ LÃNG QUÊN
Kế thừa thành công sẵn có của tiểu thuyết gốc mang tên The Little Prince (cuốn truyện thiếu nhi có nội dung vô cùng sâu sắc đã được xuất bản trên 250 nước đồng thời bán được 200 triệu bản trên toàn thế giới), bộ phim Hoàng tử bé của đạo diễn Mác Ót-bon (Mark Osborne) đã không quá khó khăn để giành được sự quan tâm, đón nhận nồng nhiệt của khán giả trên toàn thế giới và trở thành bộ phim hoạt hình của Pháp có doanh thu quốc tế cao nhất từ trước đến nay.
Với mong muốn tìm lại cho người xem một bầu trời tuổi thơ tràn đầy sự háo hức, những giấc mơ bay bổng và trí tưởng tượng không giới hạn, đạo diễn đã mang đến cho khán giả một bộ phim vô cùng duyên dáng, phù hợp với mọi đối tượng. Bộ phim là nơi mà những đứa trẻ có thể oà lên vì kinh ngạc bởi cuộc phiêu lưu kì thú xuyên qua các tiểu hành tinh và sa mạc đầy màu sắc, còn khán giả trưởng thành thì có những giây phút tĩnh lại, để nghĩ về những kỉ niệm tuổi thơ trong sáng đã bị thời gian làm lãng quên.
Không quá khó khăn để ngay từ những cảnh quay đầu tiên, khán giả có thể nhận ra bộ phim sẽ không đi theo nội dung của cuốn tiểu thuyết gốc. Thay vào đó là câu chuyện về một cô bé với lịch học dày đặc, có thể thu xếp ổn thoả một vụ phá hoại tài sản cá nhân bao gồm gọi cảnh sát, chụp ảnh hiện trường và đòi tiền bồi thường, nhưng lại không thể trả lời được câu hỏi “Mai này em muốn trở thành người như thế nào?” trong cuộc thi tuyển gay gắt vào trường công của thành phố. Để đảm bảo tương lai cho con gái mình, mẹ cô bé đã chuyển về một căn nhà mới, tại đây, cô bé đã gặp một người phi công lập dị, chính ông già kì quái này đã giúp cô nhóc có một hành trình vô cùng thú vị để tìm lại tuổi thơ của mình.
Sự khô khan, đơn điệu và khó hiểu của người lớn trong câu chuyện gốc đã được truyền đạt rõ ràng trong phim thông qua những hình ảnh có tông màu lạnh như trắng, xám; phụ huynh mặc những bộ vest nhàm chán, mặt lạnh tanh không cảm xúc; những ngôi nhà nhang nhác nhau được xếp đều tăm tắp và khắp nơi là âm thanh của tiếng đồng hồ kêu tích tắc; những con số về chứng khoán, dự báo thời tiết, sổ sách và một cuộc sống được chuẩn bị sẵn bởi các kế hoạch. Chỉ đến khi bước vào giới của người phi công già và đọc được những câu chuyện về hoàng tử bé, thế giới của cô nhóc mới trở nên tràn ngập màu sắc của đồng cỏ có hoa, nơi có những cánh diều đầy màu sắc, một người bạn để tâm sự, một người bạn để tưởng tượng về và một con cáo bông nhỏ để ngắm sao trời.
Xuyên suốt bộ phim là thông điệp vô cùng ý nghĩa: “Điều đáng buồn nhất không phải là sự trưởng thành mà là lãng quên.”. Khi lớn lên, vô tình chúng ta đã quên rất nhiều điều ngọt ngào của tuổi thơ như việc sở hữu những ước mơ, yêu thương những điều giản dị gắn bó với chúng ta, dù cho đó chỉ là một bông hoa tầm thường hay một con cừu mà mình không hề
nhìn thấy hoặc đơn giản chỉ là cho đi thật nhiều và giữ cho mình thật nhiều người bạn. Thay vì giữ những suy nghĩ rất trong sáng đó, sự trưởng thành làm cho người ta trở nên toan tính, thích sở hữu những thứ không thuộc về mình, luôn luôn ra lệnh dù không ai lắng nghe, và mong muốn được ngưỡng mộ vì những điều bản thân không có. Chúng ta thậm chí còn quên cả việc lắng nghe và quan tâm đến chính những người thân yêu. Cứ mỗi nhân vật “người lớn” xuất hiện trong phim, khán giả lại thấy thêm một góc tối trong suy nghĩ của mình. Chính vì vậy, hình ảnh ông lão phi công lại càng được khán giả yêu quý và thương xót bởi việc giữ lại được cho mình sự hài hước, lạc quan và tâm hồn mơ mộng đã biến ông trở nên lạc lõng trong thế giới lạnh lẽo của những người trưởng thành.
Mác Ót-bon vốn đã rất thành công bởi sự hài hước và sáng tạo trong Kungfu Panda – điều mà ở Hoàng tử bé ông vẫn làm rất tốt. Bên cạnh việc chuyển thể thành công cuốn tiểu thuyết qua những cảnh quay slow-motion được làm từ giấy và gỗ tuyệt đẹp, những cảnh quay về cuộc sống trong thế giới thực của cô bé được trình bày dưới dạng 3D cũng hết sức mượt mà, đẹp mắt. Mỗi hình ảnh, màu sắc và âm thanh đều được xử lí với ẩn ý riêng để chiêu đãi cho khán giả những thước phim rực rỡ màu sắc mà tràn đầy ý nghĩa về tình bạn và gia đình.
Tuy nhiên, những ai mong chờ các trường đoạn về chuyến thăm của hoàng tử bé tới các tiểu hành tinh hay câu chuyện với chú cáo nhỏ ở sa mạc có thể sẽ gặp chút nuối tiếc khi nội dung cuốn tiểu thuyết gốc chỉ được kể lướt qua trong khoảng 15 phút. Thay vào đó, đạo diễn chú trọng hơn vào việc giải quyết câu hỏi “Điều gì sẽ xảy ra khi hoàng tử bé trưởng thành và liệu cầu có thể trở về với bông hồng của mình?”. Nửa cuối của bộ phim là chuyến phiêu lưu đi tìm hoàng tử bé của cô bé, Đây có lẽ là quyết định gây tranh cãi nhiều nhất trong bộ phim này của Mác (t-bon, bởi nếu bám sát câu chuyện của tác giả Ăng-toan đơ Xanh-tơ Ê-xu-pe-ri, bộ phim sẽ chỉ gói gọn trong khoảng 30 phút, đồng thời, nội dung phim sẽ trở nên khá trứng tượng. Việc mở rộng nội dung kịch bản giúp bộ phim trở nên sáng tạo hơn và khác hoạ rõ nét thêm thông điệp về nỗi buồn của sự trưởng thành. Thế nhưng, những khán giả trung thành của bộ phim sẽ cảm thấy các phân cảnh yêu thích của mình bị lướt qua quá chóng vánh, đồng thời khó chấp nhận hình tượng hoàng tử bé ngày thơ, trong sáng bị thay đổi hoàn toàn khi lớn lên. Bên cạnh đó, sự hình thành và xuất hiện của hành tinh mới, nơi mọi nhân vật phụ đều hội tụ về đã không được giải thích rõ ràng, đem lại cảm giác khá gượng ép và khó hiểu cho người xem.
Thế nhưng, một bộ phim hoạt hình, nơi mà nhân vật có thể chu du khắp các hành tinh chỉ với một đàn chim, thì có lẽ chúng ta không nên đòi hỏi quá nhiều sự chính xác và tính lô gích. Với nội dung sâu sắc, màu sắc đẹp mắt và phần âm nhạc du dương, trong sáng như những bài đồng dao, bộ phim Hoàng tử bé vẫn là một tác phẩm nghệ thuật được đầu tư kĩ lưỡng, gửi gắm tình cảm chân thành tới những điều giản dị nhất và giúp khán giả thêm nâng niu những kỉ niệm tuổi thơ của mình.
(Theo tix.vn, 11-1-2016)
a) Các phát biểu sau đây là đúng hay sai?
Phát biểu
Đúng
Sai
1) Văn bản trên thuộc kiểu văn bản văn học.
2) Sa pô của văn bản cung cấp thông tin về sự thành công của bộ phim Hoàng tử bé và thu hút sự chú ý của người đọc.
3) Cốt truyện phim được chuyển thể trung thành với cốt truyện trong tiểu thuyết Hoàng tử bé.
4) Bài giới thiệu chỉ sử dụng phương tiện ngôn ngữ.
Đọc văn bản sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới:
HOÀNG TỬ BÉ – NỖI BUỒN CỦA SỰ LÃNG QUÊN
Kế thừa thành công sẵn có của tiểu thuyết gốc mang tên The Little Prince (cuốn truyện thiếu nhi có nội dung vô cùng sâu sắc đã được xuất bản trên 250 nước đồng thời bán được 200 triệu bản trên toàn thế giới), bộ phim Hoàng tử bé của đạo diễn Mác Ót-bon (Mark Osborne) đã không quá khó khăn để giành được sự quan tâm, đón nhận nồng nhiệt của khán giả trên toàn thế giới và trở thành bộ phim hoạt hình của Pháp có doanh thu quốc tế cao nhất từ trước đến nay.
Với mong muốn tìm lại cho người xem một bầu trời tuổi thơ tràn đầy sự háo hức, những giấc mơ bay bổng và trí tưởng tượng không giới hạn, đạo diễn đã mang đến cho khán giả một bộ phim vô cùng duyên dáng, phù hợp với mọi đối tượng. Bộ phim là nơi mà những đứa trẻ có thể oà lên vì kinh ngạc bởi cuộc phiêu lưu kì thú xuyên qua các tiểu hành tinh và sa mạc đầy màu sắc, còn khán giả trưởng thành thì có những giây phút tĩnh lại, để nghĩ về những kỉ niệm tuổi thơ trong sáng đã bị thời gian làm lãng quên.
Không quá khó khăn để ngay từ những cảnh quay đầu tiên, khán giả có thể nhận ra bộ phim sẽ không đi theo nội dung của cuốn tiểu thuyết gốc. Thay vào đó là câu chuyện về một cô bé với lịch học dày đặc, có thể thu xếp ổn thoả một vụ phá hoại tài sản cá nhân bao gồm gọi cảnh sát, chụp ảnh hiện trường và đòi tiền bồi thường, nhưng lại không thể trả lời được câu hỏi “Mai này em muốn trở thành người như thế nào?” trong cuộc thi tuyển gay gắt vào trường công của thành phố. Để đảm bảo tương lai cho con gái mình, mẹ cô bé đã chuyển về một căn nhà mới, tại đây, cô bé đã gặp một người phi công lập dị, chính ông già kì quái này đã giúp cô nhóc có một hành trình vô cùng thú vị để tìm lại tuổi thơ của mình.
Sự khô khan, đơn điệu và khó hiểu của người lớn trong câu chuyện gốc đã được truyền đạt rõ ràng trong phim thông qua những hình ảnh có tông màu lạnh như trắng, xám; phụ huynh mặc những bộ vest nhàm chán, mặt lạnh tanh không cảm xúc; những ngôi nhà nhang nhác nhau được xếp đều tăm tắp và khắp nơi là âm thanh của tiếng đồng hồ kêu tích tắc; những con số về chứng khoán, dự báo thời tiết, sổ sách và một cuộc sống được chuẩn bị sẵn bởi các kế hoạch. Chỉ đến khi bước vào giới của người phi công già và đọc được những câu chuyện về hoàng tử bé, thế giới của cô nhóc mới trở nên tràn ngập màu sắc của đồng cỏ có hoa, nơi có những cánh diều đầy màu sắc, một người bạn để tâm sự, một người bạn để tưởng tượng về và một con cáo bông nhỏ để ngắm sao trời.
Xuyên suốt bộ phim là thông điệp vô cùng ý nghĩa: “Điều đáng buồn nhất không phải là sự trưởng thành mà là lãng quên.”. Khi lớn lên, vô tình chúng ta đã quên rất nhiều điều ngọt ngào của tuổi thơ như việc sở hữu những ước mơ, yêu thương những điều giản dị gắn bó với chúng ta, dù cho đó chỉ là một bông hoa tầm thường hay một con cừu mà mình không hề
nhìn thấy hoặc đơn giản chỉ là cho đi thật nhiều và giữ cho mình thật nhiều người bạn. Thay vì giữ những suy nghĩ rất trong sáng đó, sự trưởng thành làm cho người ta trở nên toan tính, thích sở hữu những thứ không thuộc về mình, luôn luôn ra lệnh dù không ai lắng nghe, và mong muốn được ngưỡng mộ vì những điều bản thân không có. Chúng ta thậm chí còn quên cả việc lắng nghe và quan tâm đến chính những người thân yêu. Cứ mỗi nhân vật “người lớn” xuất hiện trong phim, khán giả lại thấy thêm một góc tối trong suy nghĩ của mình. Chính vì vậy, hình ảnh ông lão phi công lại càng được khán giả yêu quý và thương xót bởi việc giữ lại được cho mình sự hài hước, lạc quan và tâm hồn mơ mộng đã biến ông trở nên lạc lõng trong thế giới lạnh lẽo của những người trưởng thành.
Mác Ót-bon vốn đã rất thành công bởi sự hài hước và sáng tạo trong Kungfu Panda – điều mà ở Hoàng tử bé ông vẫn làm rất tốt. Bên cạnh việc chuyển thể thành công cuốn tiểu thuyết qua những cảnh quay slow-motion được làm từ giấy và gỗ tuyệt đẹp, những cảnh quay về cuộc sống trong thế giới thực của cô bé được trình bày dưới dạng 3D cũng hết sức mượt mà, đẹp mắt. Mỗi hình ảnh, màu sắc và âm thanh đều được xử lí với ẩn ý riêng để chiêu đãi cho khán giả những thước phim rực rỡ màu sắc mà tràn đầy ý nghĩa về tình bạn và gia đình.
Tuy nhiên, những ai mong chờ các trường đoạn về chuyến thăm của hoàng tử bé tới các tiểu hành tinh hay câu chuyện với chú cáo nhỏ ở sa mạc có thể sẽ gặp chút nuối tiếc khi nội dung cuốn tiểu thuyết gốc chỉ được kể lướt qua trong khoảng 15 phút. Thay vào đó, đạo diễn chú trọng hơn vào việc giải quyết câu hỏi “Điều gì sẽ xảy ra khi hoàng tử bé trưởng thành và liệu cầu có thể trở về với bông hồng của mình?”. Nửa cuối của bộ phim là chuyến phiêu lưu đi tìm hoàng tử bé của cô bé, Đây có lẽ là quyết định gây tranh cãi nhiều nhất trong bộ phim này của Mác (t-bon, bởi nếu bám sát câu chuyện của tác giả Ăng-toan đơ Xanh-tơ Ê-xu-pe-ri, bộ phim sẽ chỉ gói gọn trong khoảng 30 phút, đồng thời, nội dung phim sẽ trở nên khá trứng tượng. Việc mở rộng nội dung kịch bản giúp bộ phim trở nên sáng tạo hơn và khác hoạ rõ nét thêm thông điệp về nỗi buồn của sự trưởng thành. Thế nhưng, những khán giả trung thành của bộ phim sẽ cảm thấy các phân cảnh yêu thích của mình bị lướt qua quá chóng vánh, đồng thời khó chấp nhận hình tượng hoàng tử bé ngày thơ, trong sáng bị thay đổi hoàn toàn khi lớn lên. Bên cạnh đó, sự hình thành và xuất hiện của hành tinh mới, nơi mọi nhân vật phụ đều hội tụ về đã không được giải thích rõ ràng, đem lại cảm giác khá gượng ép và khó hiểu cho người xem.
Thế nhưng, một bộ phim hoạt hình, nơi mà nhân vật có thể chu du khắp các hành tinh chỉ với một đàn chim, thì có lẽ chúng ta không nên đòi hỏi quá nhiều sự chính xác và tính lô gích. Với nội dung sâu sắc, màu sắc đẹp mắt và phần âm nhạc du dương, trong sáng như những bài đồng dao, bộ phim Hoàng tử bé vẫn là một tác phẩm nghệ thuật được đầu tư kĩ lưỡng, gửi gắm tình cảm chân thành tới những điều giản dị nhất và giúp khán giả thêm nâng niu những kỉ niệm tuổi thơ của mình.
(Theo tix.vn, 11-1-2016)
a) Các phát biểu sau đây là đúng hay sai?
Phát biểu |
Đúng |
Sai |
1) Văn bản trên thuộc kiểu văn bản văn học. |
|
|
2) Sa pô của văn bản cung cấp thông tin về sự thành công của bộ phim Hoàng tử bé và thu hút sự chú ý của người đọc. |
|
|
3) Cốt truyện phim được chuyển thể trung thành với cốt truyện trong tiểu thuyết Hoàng tử bé. |
|
|
4) Bài giới thiệu chỉ sử dụng phương tiện ngôn ngữ. |
|
|