Câu hỏi:
23/07/2024 613Con sóng dưới lòng sâu
Con sóng trên mặt nước
Ôi con sóng nhớ bờ
Ngày đêm không ngủ được
Lòng em nhớ đến anh
Cả trong mơ còn thức
Dẫu xuôi về phương bắc,
Dẫu ngược về phương nam
Nơi nào em cũng nghĩ,
Hướng về anh – một phương
Ở ngoài kia đại dương
Trăm ngàn con sóng đó
Con nào chẳng tới bờ
Dù muôn vời cách trở...
(Trích Sóng, Xuân Quỳnh, Ngữ văn 12, tập 1, Nxb GD, 2019, tr. 155- 156)
Trả lời:
a. Đảm bảo cấu trúc bài nghị luận
Mở bài nêu được vấn đề, Thân bài triển khai được vấn đề, Kết bài khái quát được vấn đề.
b. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận
Phân tích đoạn thơ; nhận xét về vẻ đẹp tâm hồn của người phụ nữ khi yêu được thể hiện trong đoạn thơ.
c. Triển khai vấn đề nghị luận thành các luận điểm
Thí sinh có thể triển khai theo nhiều cách, nhưng cần vận dụng tốt các thao tác lập luận, kết hợp chặt chẽ giữa lý lẽ và dẫn chứng; bảo đảm các yêu cầu sau:
*Giới thiệu khái quát về tác giả Xuân Quỳnh, tác phẩm Sóng và đoạn thơ.
* Phân tích đoạn thơ:
- Khổ 5: Nỗi nhớ trong tình yêu.
Con sóng dưới lòng sâu
Con sóng trên mặt nước
Ôi con sóng nhớ bờ
Ngày đêm không ngủ được
Lòng em nhớ đến anh
Cả trong mơ còn thức
+ Khổ thơ có độ dài khác thường so với các khổ khác trong bài → cảm xúc dạt dào, dâng trào mãnh liệt.
+ Biện pháp điệp ngữ con sóng, đối lập dưới lòng sâu – trên mặt nước, ngày- đêm, nhân hoá sóng nhớ bờ, không ngủ được diễn tả quy luật tồn tại của sóng là sự vận động ngày đêm vỗ vào bờ.
+ Sóng nhớ bờ mãnh liệt, ngày đêm không ngủ được.
+ Xuân Quỳnh dùng hình tượng sóng và em bổ sung cho nhau thể hiện nỗi nhớ cồn cào, da diết, bao trùm cả không gian, thời gian. Nhịp thơ như những nhịp sóng dạt dào, hăm hở náo nức diễn tả sâu sắc nỗi nhớ mãnh liệt của trái tim đang yêu, nó cuồn cuộn dạt dào như những đợt sóng triền miên vô hồi, vô hạn.
+ Không chỉ miêu tả nỗi nhớ qua hình tượng sóng, nhà thơ còn thể hiện nỗi nhớ trực tiếp : Lòng em nhớ đến anh - Cả trong mơ còn thức → Nỗi nhớ anh thật đắm say, nó không chỉ trải rộng trong không gian, trải dài theo thời gian, choáng ngợp cõi lòng, không chỉ trong ý thức mà thấm sâu len lỏi trong tiềm thức, xâm nhập vào cả giấc mơ.
+ Âm điệu dạt dào, mãnh liệt, tác giả miêu tả nỗi nhớ nhiều cung bậc khi trào dâng, khi da diết, thấm sâu → Xuân Quỳnh bày tỏ tình yêu một cách chân thành, tha thiết mà mạnh dạn, mãnh liệt và cháy bỏng.
- Khổ 6+7: Tình yêu thuỷ chung và niềm tin mãnh liệt vào tình yêu.
Dẫu xuôi về phương bắc,
Dẫu ngược về phương nam
Nơi nào em cũng nghĩ,
Hướng về anh – một phương
Ở ngoài kia đại dương
Trăm ngàn con sóng đó
Con nào chẳng tới bờ
Dù muôn vời cách trở...
+ Biện pháp điệp từ, điệp cấu trúc: Dẫu… , đối lập ngược-xuôi, bắc- nam, cách nói ngược xuôi bắc, ngược nam, lời thơ khẳng định, rạch ròi dứt khoát, Xuân Quỳnh khẳng định tình yêu tha thiết mãnh liệt, duy nhất, thuỷ chung dù cuộc đời đầy biến động, đầy thử thách.
+ Dạng câu giả thiết : Dẫu… Nơi nào em cũng nghĩ đã bộc lộ sự suy tư, lo âu, thể hiện nhận thức đúng đắn tình cảm duy nhất của lòng mình, khẳng định sự thủy chung.
+ Từ một phương ở đây chính là phương anh bên cạnh phương bắc, phương nam của đất trời. Đây chính là phương tâm trạng, phương duy nhất của người phụ nữ đang yêu say đắm, thiết tha.
+ Cách diễn tả tình yêu của Xuân Quỳnh sôi nổi mãnh liệt mà chân thành, đằm thắm, thủy chung. Cách bộc lộ táo bạo, mới mẻ mà vẫn gần gũi, Xuân Quỳnh không hề giấu giếm cái khát vọng tình yêu sôi nổi mãnh liệt của mình.
+ Nhà thơ ý thức về những nhọc nhằn của hành trình tìm hạnh phúc. Hình tượng sóng tăng cấp trăm ngàn con sóng được dùng để ẩn dụ cho những trắc trở, thử thách trong tình yêu.
+ Câu thơ: Con nào chẳng tới bờ → Tất cả mọi con sóng đều vươn đến với bờ, nhằm khẳng định sức mạnh tình yêu giúp con người có niềm tin vượt lên mọi thử thách, vượt lên những trở ngại của không gian, thời gian và những trở ngại của chính lòng mình. Tác giả dùng dạng câu chẳng… để khẳng định một niềm tin mãnh liệt tình yêu sẽ vượt lên mọi trở ngại, mọi gian lao, thử thách để đến bến bờ hạnh phúc → niềm tin mãnh liệt về sự trọn vẹn, hạnh phúc của một tình yêu đích thực.
- Đánh giá:
+ Đoạn thơ đã thể hiện vẻ đẹp tâm hồn của người phụ nữ trong tình yêu thông qua hình tượng sóng.
+ Thể thơ năm chữ, âm điệu sâu lắng, dạt dào phù hợp diễn tả nhịp điệu của sóng; biện pháp tu từ nhân hóa, ẩn dụ, đối lập,...
+ Hai hình tượng sóng – em hòa tan vào nhau thể hiện khát vọng mãnh liệt một tình yêu vĩnh hằng.
+ Cách diễn tả tình yêu của Xuân Quỳnh sôi nổi mãnh liệt mà chân thành, đằm thắm, thủy chung. Cách bộc lộ táo bạo, mới mẻ mà vẫn gần gũi.
*Nhận xét về vẻ đẹp tâm hồn của người phụ nữ khi yêu được thể hiện trong đoạn thơ:
- Xuân Quỳnh đã giãi bày tình yêu của người phụ nữ dịu dàng mà mãnh liệt qua hình tượng sóng. Vẻ đẹp tâm hồn của người phụ nữ khi yêu được thể hiện trong đoạn thơ rất dữ dội và mãnh liệt vượt qua mọi khó khăn, trắc trở và tin tưởng tuyệt đối vào tình yêu có thể vượt qua cả sự hữu hạn của không gian và thời gian.
- Tình yêu của người phụ nữ chân thành nhưng cũng giàu khát vọng hướng đến một tình yêu vĩnh hằng. Người con gái khi yêu giàu lòng trắc ẩn, nỗi nhớ nhung, lòng chung thủy hòa quyện vào tạo nên tổng thể thống nhất.
→ Đây là quan niệm tình yêu vừa mang nét truyền thống, vừa trẻ trung hiện đại. Hai vẻ đẹp hài hòa làm nên vẻ đẹp tâm hồn của người phụ nữ trong tình yêu. Chính sự hài hòa này đã tạo nên nét riêng cho đề tài thơ tình của Xuân Quỳnh, khiến những vẫn thơ ấy có sức sống lâu bền trong lòng người yêu thơ
d. Chính tả, ngữ pháp
Bảo đảm chuẩn chính tả, ngữ pháp tiếng Việt.
e. Sáng tạo
Thể hiện suy nghĩ sâu sắc về vấn đề nghị luận; có cách diễn đạt mới mẻ.
a. Đảm bảo cấu trúc bài nghị luận
Mở bài nêu được vấn đề, Thân bài triển khai được vấn đề, Kết bài khái quát được vấn đề.
b. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận
Phân tích đoạn thơ; nhận xét về vẻ đẹp tâm hồn của người phụ nữ khi yêu được thể hiện trong đoạn thơ.
c. Triển khai vấn đề nghị luận thành các luận điểm
Thí sinh có thể triển khai theo nhiều cách, nhưng cần vận dụng tốt các thao tác lập luận, kết hợp chặt chẽ giữa lý lẽ và dẫn chứng; bảo đảm các yêu cầu sau:
*Giới thiệu khái quát về tác giả Xuân Quỳnh, tác phẩm Sóng và đoạn thơ.
* Phân tích đoạn thơ:
- Khổ 5: Nỗi nhớ trong tình yêu.
Con sóng dưới lòng sâu
Con sóng trên mặt nước
Ôi con sóng nhớ bờ
Ngày đêm không ngủ được
Lòng em nhớ đến anh
Cả trong mơ còn thức
+ Khổ thơ có độ dài khác thường so với các khổ khác trong bài → cảm xúc dạt dào, dâng trào mãnh liệt.
+ Biện pháp điệp ngữ con sóng, đối lập dưới lòng sâu – trên mặt nước, ngày- đêm, nhân hoá sóng nhớ bờ, không ngủ được diễn tả quy luật tồn tại của sóng là sự vận động ngày đêm vỗ vào bờ.
+ Sóng nhớ bờ mãnh liệt, ngày đêm không ngủ được.
+ Xuân Quỳnh dùng hình tượng sóng và em bổ sung cho nhau thể hiện nỗi nhớ cồn cào, da diết, bao trùm cả không gian, thời gian. Nhịp thơ như những nhịp sóng dạt dào, hăm hở náo nức diễn tả sâu sắc nỗi nhớ mãnh liệt của trái tim đang yêu, nó cuồn cuộn dạt dào như những đợt sóng triền miên vô hồi, vô hạn.
+ Không chỉ miêu tả nỗi nhớ qua hình tượng sóng, nhà thơ còn thể hiện nỗi nhớ trực tiếp : Lòng em nhớ đến anh - Cả trong mơ còn thức → Nỗi nhớ anh thật đắm say, nó không chỉ trải rộng trong không gian, trải dài theo thời gian, choáng ngợp cõi lòng, không chỉ trong ý thức mà thấm sâu len lỏi trong tiềm thức, xâm nhập vào cả giấc mơ.
+ Âm điệu dạt dào, mãnh liệt, tác giả miêu tả nỗi nhớ nhiều cung bậc khi trào dâng, khi da diết, thấm sâu → Xuân Quỳnh bày tỏ tình yêu một cách chân thành, tha thiết mà mạnh dạn, mãnh liệt và cháy bỏng.
- Khổ 6+7: Tình yêu thuỷ chung và niềm tin mãnh liệt vào tình yêu.
Dẫu xuôi về phương bắc,
Dẫu ngược về phương nam
Nơi nào em cũng nghĩ,
Hướng về anh – một phương
Ở ngoài kia đại dương
Trăm ngàn con sóng đó
Con nào chẳng tới bờ
Dù muôn vời cách trở...
+ Biện pháp điệp từ, điệp cấu trúc: Dẫu… , đối lập ngược-xuôi, bắc- nam, cách nói ngược xuôi bắc, ngược nam, lời thơ khẳng định, rạch ròi dứt khoát, Xuân Quỳnh khẳng định tình yêu tha thiết mãnh liệt, duy nhất, thuỷ chung dù cuộc đời đầy biến động, đầy thử thách.
+ Dạng câu giả thiết : Dẫu… Nơi nào em cũng nghĩ đã bộc lộ sự suy tư, lo âu, thể hiện nhận thức đúng đắn tình cảm duy nhất của lòng mình, khẳng định sự thủy chung.
+ Từ một phương ở đây chính là phương anh bên cạnh phương bắc, phương nam của đất trời. Đây chính là phương tâm trạng, phương duy nhất của người phụ nữ đang yêu say đắm, thiết tha.
+ Cách diễn tả tình yêu của Xuân Quỳnh sôi nổi mãnh liệt mà chân thành, đằm thắm, thủy chung. Cách bộc lộ táo bạo, mới mẻ mà vẫn gần gũi, Xuân Quỳnh không hề giấu giếm cái khát vọng tình yêu sôi nổi mãnh liệt của mình.
+ Nhà thơ ý thức về những nhọc nhằn của hành trình tìm hạnh phúc. Hình tượng sóng tăng cấp trăm ngàn con sóng được dùng để ẩn dụ cho những trắc trở, thử thách trong tình yêu.
+ Câu thơ: Con nào chẳng tới bờ → Tất cả mọi con sóng đều vươn đến với bờ, nhằm khẳng định sức mạnh tình yêu giúp con người có niềm tin vượt lên mọi thử thách, vượt lên những trở ngại của không gian, thời gian và những trở ngại của chính lòng mình. Tác giả dùng dạng câu chẳng… để khẳng định một niềm tin mãnh liệt tình yêu sẽ vượt lên mọi trở ngại, mọi gian lao, thử thách để đến bến bờ hạnh phúc → niềm tin mãnh liệt về sự trọn vẹn, hạnh phúc của một tình yêu đích thực.
- Đánh giá:
+ Đoạn thơ đã thể hiện vẻ đẹp tâm hồn của người phụ nữ trong tình yêu thông qua hình tượng sóng.
+ Thể thơ năm chữ, âm điệu sâu lắng, dạt dào phù hợp diễn tả nhịp điệu của sóng; biện pháp tu từ nhân hóa, ẩn dụ, đối lập,...
+ Hai hình tượng sóng – em hòa tan vào nhau thể hiện khát vọng mãnh liệt một tình yêu vĩnh hằng.
+ Cách diễn tả tình yêu của Xuân Quỳnh sôi nổi mãnh liệt mà chân thành, đằm thắm, thủy chung. Cách bộc lộ táo bạo, mới mẻ mà vẫn gần gũi.
*Nhận xét về vẻ đẹp tâm hồn của người phụ nữ khi yêu được thể hiện trong đoạn thơ:
- Xuân Quỳnh đã giãi bày tình yêu của người phụ nữ dịu dàng mà mãnh liệt qua hình tượng sóng. Vẻ đẹp tâm hồn của người phụ nữ khi yêu được thể hiện trong đoạn thơ rất dữ dội và mãnh liệt vượt qua mọi khó khăn, trắc trở và tin tưởng tuyệt đối vào tình yêu có thể vượt qua cả sự hữu hạn của không gian và thời gian.
- Tình yêu của người phụ nữ chân thành nhưng cũng giàu khát vọng hướng đến một tình yêu vĩnh hằng. Người con gái khi yêu giàu lòng trắc ẩn, nỗi nhớ nhung, lòng chung thủy hòa quyện vào tạo nên tổng thể thống nhất.
→ Đây là quan niệm tình yêu vừa mang nét truyền thống, vừa trẻ trung hiện đại. Hai vẻ đẹp hài hòa làm nên vẻ đẹp tâm hồn của người phụ nữ trong tình yêu. Chính sự hài hòa này đã tạo nên nét riêng cho đề tài thơ tình của Xuân Quỳnh, khiến những vẫn thơ ấy có sức sống lâu bền trong lòng người yêu thơ
d. Chính tả, ngữ pháp
Bảo đảm chuẩn chính tả, ngữ pháp tiếng Việt.
e. Sáng tạo
Thể hiện suy nghĩ sâu sắc về vấn đề nghị luận; có cách diễn đạt mới mẻ.
CÂU HỎI HOT CÙNG CHỦ ĐỀ
Câu 1:
Đọc văn bản:
Ai trong chúng ta cũng cần được kính trọng, vì khi được kính trọng ta sẽ thấy rõ hơn những giá trị sâu sắc và đích thực của mình. Dù ta đang chịu nhiều thất bại nặng nề, đến nỗi suy sụp niềm tin vào bản thân, nhưng thái độ kính trọng của một ai đó sẽ ngầm nhắc ta nhìn lại những giá trị quan trọng khác của mình. Trong bất cứ mối liên hệ tình cảm nào, niềm kính trọng cũng là nền tảng quyết định nên sự tồn tại lâu bền. Không có sự kính trọng, tình cảm ấy chỉ còn là sự dựa dẫm cảm xúc qua lại mà thôi.
Có những sự kính trọng bị miễn cưỡng trong những nguyên tắc ràng buộc như tuổi tác, vai vế hay địa vị. Tuy nó có thể tạo nên sự điều hợp hữu hiệu trong chừng mực nào đó, nhưng vì thiếu ý thức tự nguyện nên sự kính trọng ấy không phải là chất liệu để nuôi dưỡng mối liên hệ tình cảm lâu bền. Bởi vì bản chất của sự kính trọng phải xuất phát từ lòng chân thành, do thấy được giá trị chân thật của nhau hay sự tương tác sâu sắc với nhau.
Quả thật, càng kính trọng nhiều đối tượng thì thói quen tự hào và kiêu ngạo trong ta sẽ càng bị cô lập và rơi rụng bớt. Niềm kính trọng nếu vượt qua khỏi những khuôn thước định kiến của xã hội, có thể trải lòng với mọi đối tượng dù đó là những kẻ bị liệt vào tầng lớp thấp hay xấu xa, thì không gian bình yên và tự do trong ta sẽ vô cùng rộng lớn. Vì khi kính trọng đối tượng nào là ta đã chính thức thiết lập sự liên kết và tiếp nhận năng lượng từ nơi đối tượng ấy, dù ta không có chủ ý. Huống chi, kính trọng nhau tức là tôn trọng sự có mặt của nhau trong cuộc đời này, đó là cấu trúc cân bằng giữa các cá thể trong vũ trụ.
Đời sống luôn có quá nhiều mối lo toan nên ta ít có cơ hội nhìn lại mình để giữ tâm quân bình và trong sáng. Theo đó, ta cũng dần đánh mất khả năng nhìn sâu sắc vào bản chất của từng đối tượng để thấy rằng ai cũng đáng kính trọng. Bởi suy cho cùng thì ai cũng có cái hay cái đẹp. Có khi những cái hay cái đẹp của họ đang hiện ra sờ sờ, nhưng vì mắt ta bị nhuộm lên những màu sắc của thành kiến nên ta không thể thấy được. Cũng có khi nó đang tiềm ẩn hay tạm thời bị vài năng lượng tiêu cực che khuất, mà nếu ta không có cái nhìn khám phá và cảm thông thì ta cũng không thể nào phát hiện ra được. Cho nên, ta hãy luôn tự hỏi mình vì sao ta lại thiếu kính trọng đối với người ấy? Tại ta hay tại họ?
(Hiểu về trái tim, Minh Niệm, NXB Tổng hợp TP. HCM, Năm 2019)
Xác định phương thức biểu đạt chính của đoạn trích trên.
Đọc văn bản:
Ai trong chúng ta cũng cần được kính trọng, vì khi được kính trọng ta sẽ thấy rõ hơn những giá trị sâu sắc và đích thực của mình. Dù ta đang chịu nhiều thất bại nặng nề, đến nỗi suy sụp niềm tin vào bản thân, nhưng thái độ kính trọng của một ai đó sẽ ngầm nhắc ta nhìn lại những giá trị quan trọng khác của mình. Trong bất cứ mối liên hệ tình cảm nào, niềm kính trọng cũng là nền tảng quyết định nên sự tồn tại lâu bền. Không có sự kính trọng, tình cảm ấy chỉ còn là sự dựa dẫm cảm xúc qua lại mà thôi.
Có những sự kính trọng bị miễn cưỡng trong những nguyên tắc ràng buộc như tuổi tác, vai vế hay địa vị. Tuy nó có thể tạo nên sự điều hợp hữu hiệu trong chừng mực nào đó, nhưng vì thiếu ý thức tự nguyện nên sự kính trọng ấy không phải là chất liệu để nuôi dưỡng mối liên hệ tình cảm lâu bền. Bởi vì bản chất của sự kính trọng phải xuất phát từ lòng chân thành, do thấy được giá trị chân thật của nhau hay sự tương tác sâu sắc với nhau.
Quả thật, càng kính trọng nhiều đối tượng thì thói quen tự hào và kiêu ngạo trong ta sẽ càng bị cô lập và rơi rụng bớt. Niềm kính trọng nếu vượt qua khỏi những khuôn thước định kiến của xã hội, có thể trải lòng với mọi đối tượng dù đó là những kẻ bị liệt vào tầng lớp thấp hay xấu xa, thì không gian bình yên và tự do trong ta sẽ vô cùng rộng lớn. Vì khi kính trọng đối tượng nào là ta đã chính thức thiết lập sự liên kết và tiếp nhận năng lượng từ nơi đối tượng ấy, dù ta không có chủ ý. Huống chi, kính trọng nhau tức là tôn trọng sự có mặt của nhau trong cuộc đời này, đó là cấu trúc cân bằng giữa các cá thể trong vũ trụ.
Đời sống luôn có quá nhiều mối lo toan nên ta ít có cơ hội nhìn lại mình để giữ tâm quân bình và trong sáng. Theo đó, ta cũng dần đánh mất khả năng nhìn sâu sắc vào bản chất của từng đối tượng để thấy rằng ai cũng đáng kính trọng. Bởi suy cho cùng thì ai cũng có cái hay cái đẹp. Có khi những cái hay cái đẹp của họ đang hiện ra sờ sờ, nhưng vì mắt ta bị nhuộm lên những màu sắc của thành kiến nên ta không thể thấy được. Cũng có khi nó đang tiềm ẩn hay tạm thời bị vài năng lượng tiêu cực che khuất, mà nếu ta không có cái nhìn khám phá và cảm thông thì ta cũng không thể nào phát hiện ra được. Cho nên, ta hãy luôn tự hỏi mình vì sao ta lại thiếu kính trọng đối với người ấy? Tại ta hay tại họ?
(Hiểu về trái tim, Minh Niệm, NXB Tổng hợp TP. HCM, Năm 2019)
Xác định phương thức biểu đạt chính của đoạn trích trên.
Câu 2:
Theo anh/ chị tại sao tác giả lại cho rằng càng kính trọng nhiều đối tượng thì thói quen tự hào và kiêu ngạo trong ta sẽ càng bị cô lập và rơi rụng bớt trong đoạn trích?
Theo anh/ chị tại sao tác giả lại cho rằng càng kính trọng nhiều đối tượng thì thói quen tự hào và kiêu ngạo trong ta sẽ càng bị cô lập và rơi rụng bớt trong đoạn trích?
Câu 3:
Anh/ chị có đồng tình với ý kiến Có những sự kính trọng bị miễn cưỡng trong những nguyên tắc ràng buộc như tuổi tác, vai vế hay địa vị. Tuy nó có thể tạo nên sự điều hợp hữu hiệu trong chừng mực nào đó, nhưng vì thiếu ý thức tự nguyện nên sự kính trọng ấy không phải là chất liệu để nuôi dưỡng mối liên hệ tình cảm lâu bền không? Vì sao?
Anh/ chị có đồng tình với ý kiến Có những sự kính trọng bị miễn cưỡng trong những nguyên tắc ràng buộc như tuổi tác, vai vế hay địa vị. Tuy nó có thể tạo nên sự điều hợp hữu hiệu trong chừng mực nào đó, nhưng vì thiếu ý thức tự nguyện nên sự kính trọng ấy không phải là chất liệu để nuôi dưỡng mối liên hệ tình cảm lâu bền không? Vì sao?
Câu 4:
Theo tác giả, tại sao ai trong chúng ta cũng cần được kính trọng?
Theo tác giả, tại sao ai trong chúng ta cũng cần được kính trọng?